Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu cần lưu ý gì?

15/08/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

“Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu cần lưu ý điều gì” là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn đọc thắc mắc. Thai lưu có thể nói là một biến cố đáng tiếc mà không ít sản phụ phải trải qua. Trong giai đoạn này, cả thể chất lẫn tinh thần của mẹ đều chịu ảnh hưởng, do đó cần nhận được sự quan tâm và chăm sóc đúng cách từ phía gia đình. Đồng thời, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu 

Thai lưu là tất cả trường hợp thai bị sảy và còn lưu lại trong tử cung khoảng trên 48 giờ. Đáng chú ý, tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý mẹ mà còn có khả năng cao dẫn đến nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng.

Thai lưu là hiện tượng đáng tiếc mà nhiều mẹ bầu phải trải qua.
Thai lưu là hiện tượng đáng tiếc mà nhiều mẹ bầu phải trải qua.

Hiện nay, tỷ lệ mắc thai lưu sẽ rơi vào mức khoảng 1/160 ca với những nguyên nhân chủ yếu như: 

Nguyên nhân thai lưu từ mẹ 

Thai lưu từ mẹ có thể thường là do những nguyên nhân như: 

– Mẹ có tiền sử mắc các bệnh nội tiết như: Thiểu năng giáp trạng, bệnh tiểu đường 

– Mẹ có tiền sử mắc một số bệnh lý mạn tính như là: Viêm gan, bệnh thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao…

– Mẹ có tiền sử mắc một số bệnh lý như là: Sốt rét, viêm gan, giang mai… 

– Mẹ bị nhiễm độc thai nghén

– Mẹ bị mắc bệnh kéo dài, ăn ngủ kém gây suy nhược cơ thể và làm thai bị suy dinh dưỡng 

– Tử cung bị dị dạng hoặc kém phát triển 

– Mẹ mang thai trên 40 tuổi, dinh dưỡng kém 

– Mẹ lao động vất vả 

Nguyên nhân thai lưu từ thai nhi 

Không chỉ xuất phát từ nguyên nhân do mẹ, hiện tượng thai lưu cũng có thể đến từ phía thai nhi: 

– Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, đây có thể là di truyền từ bố mẹ trong quá trình tạo noãn, tạo thụ tinh và khi phôi thai hình thành, phát triển. 

– Thai nhi bị các dị tật như là: Phù, não úng…

– Thai nhi già tháng, bánh nhau đã bị lão hóa nên không đảm bảo nuôi dưỡng được thai nhi 

– Một số vấn đề về dây rốn như: Dây rốn bị thắt nút, dây rốn bị quấn quanh cổ, chèn ép dây rốn… 

Thai lưu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân do thai nhi.
Thai lưu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân do thai nhi.

Dấu hiệu điển hình và cách xác định tình trạng thai lưu 

Dấu hiệu điển hình 

– Âm đạo chảy máu màu đỏ tươi hoặc nâu, xuất hiện kèm theo đau bụng.

– Thai lưu làm cho sự phát triển của thai nghén bị chậm hoặc bị ngừng, để lâu dẫn đến mất sự tăng trưởng của thai nghén. 

– Đau bụng dưới, cảm giác tương đồng với khi đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt đến hoặc đau co tử cung. 

– Mẹ chóng mặt, sốt cao và đau lưng dữ dội 

Các dấu hiệu khác

– Giảm đột ngột các chuyển động của thai nhi sau khoảng 28 tuần hoặc đôi khi không cảm nhận được chuyển động nào. Với những trường hợp mang thai bình thường, chuyển động của thai nhi sẽ tăng dần trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh. Mẹ có thể xác định bằng cách kiểm tra số lần con đá vào cùng một thời điểm trong ngày. Trường hợp thấy số lượng đá của bé thay đổi đáng kể hoặc không thấy con mình di chuyển tối thiểu là 10 lần/ 2 giờ, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn. 

Lưu ý rằng các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng là biểu hiện của hiện tượng thai lưu. Tuy nhiên, nếu như mẹ có tất cả các dấu hiệu trên thì xác suất rủi ro càng cao. 

Cần phải làm gì khi phát hiện thai lưu? 

Để chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu tốt, trước tiên, ngay khi xác định thai không có dấu hiệu của sự sống thì gia đình cần hết sức cẩn trọng. Thời điểm này, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với cú sốc tâm lý, do đó, cần bình tĩnh đến bệnh viện để được can thiệp đưa thai nhi ra ngoài kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Đối với trường hợp thai nhỏ, nếu thai lưu khoảng 8 tuần, khi siêu âm không phát hiện nhịp tim, để có thể xác định chắc chắn thì gia đình cần hẹn bác sĩ chuyên khoa tái khám sau khoảng từ 3 đến 7 ngày. 

Đối với trường hợp thai lớn, khi bị lưu thai giữa tuần đầu thai kỳ, việc đưa thai lớn ra ngoài sẽ tương đối khó khăn và có thể gặp nguy hiểm tới sức khỏe của thai phụ. Do đó, để chẩn đoán chắc chắn tình trạng thai, người mẹ nên thực hiện các loại chẩn đoán liên quan tới nhóm máu, bệnh lý mạn tính và chức năng đông máu. 

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu 

Bên cạnh thể chất, những tổn thương tâm lý hậu giai đoạn thai lưu là vô cùng nặng nề. Chính vì vậy lúc này, sản phụ cần nhận được sự quan tâm và chia sẻ từ phía gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ như: 

Về chế độ dinh dưỡng cho mẹ 

Vì thai lưu là tổn thất lớn với cơ thể, gây mất máu đồng thời gây nhiều áp lực với các cơ quan khiến cho cơ thể còn yếu. Do đó, gia đình chú ý khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu cần bổ sung những thực phẩm cần thiết có lợi cho cơ thể như bổ sung protein, vitamin và muối vô cơ, bổ sung sắt để đề phòng thiếu máu, bạn cần lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa. 

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng.
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng.

Kiểm tra thai định kỳ 

Mẹ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để kiểm tra thai và theo dõi sự phát triển của thai nghén. Các cuộc kiểm tra theo định kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cho sự an toàn trong suốt quá trình thai nghén. Nếu như được chẩn đoán có hiện tượng thai lưu, cần tuân thủ theo các chỉ định cũng như quy trình điều trị của bác sĩ. Ở trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sản phụ dùng thuốc hoặc tiêm progesterone nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nghén.  

Ổn định tâm lý, nghỉ ngơi đầy đủ 

Phụ nữ có thai lưu thường mang các chấn thương mạnh về tâm lý như cảm giác mất mát, buồn chán, tuyệt vọng… Để cân bằng trạng thái tinh thần, gia đình nên trò chuyện, tâm sự, làm hậu phương vững chắc bên cạnh giúp người phụ nữ sớm ổn định tâm lý. Bên cạnh đó, chị em cũng nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung những hoạt động thư giãn tinh thần.

Lên kế hoạch mang thai lại 

Sau khi bị thai lưu thì sức khỏe của người phụ nữ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Do đó, để ổn định tinh thần và sức khỏe, tốt hơn hết khoảng cách giữa lần mang thai tiếp theo nên từ 6 đến 12 tháng. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các biện pháp lâu dài để sớm đón nhận tin vui. 

Lưu ý rằng với mỗi trường hợp thai lưu đều có yêu cầu chăm sóc khác nhau. Do đó, đừng quên trao đổi thật kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và mẹ. Nếu như còn thắc mắc trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu, hãy liên hệ với HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để được giải đáp nhanh chóng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy cần có cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật chuẩn y khoa để giảm thiểu tối đa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn […]

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật là biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong thai kỳ. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé! Tiền sản giật có nguy hiểm hay không?  Khái quát về […]

Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?

Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?

Buồng trứng đa nang nên ăn gì và kiêng ăn gì để có thai tự nhiên là câu hỏi của nhiều chị em. Cùng DoLife tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây! Vai trò của dinh dưỡng với người đa nang buồng trứng Có tới 70% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng […]