Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

03/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. 

“Nằm lòng” các mốc khám thai quan trọng 

Thông thường, các mẹ bầu mang thai sẽ không nắm được các mốc khám thai cần thiết. Trước tiên, mẹ cần lưu ý về tam cá nguyệt thứ nhất, bao gồm: 

– Mốc siêu âm lần đầu tiên: Thời gian từ 6 đến 8 tuần

Đây là mốc siêu âm lần đầu tiên của các mẹ bầu. Nếu như mẹ phát hiện đã mang thai và đã thăm khám trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thăm khám lại trong khoảng thời gian này. Siêu âm tuần đầu tiên chủ yếu để xác định tim thai cũng như sự phát triển của thai nhi. 

– Mốc siêu âm thứ 2: Thời gian 12 tuần đến 14 tuần

12 tuần là mốc khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Đặc biệt với những thai phụ lớn tuổi, hoặc thai phụ có tiền sử dị tật. Thời gian từ 12 đến 14 tuần là thời điểm chính xác để siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm xác định nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down

Ngoài ra, ở thời điểm 12 tuần mẹ có thể thực hiện thêm sàng lọc dị tật Double test. Thông qua xét nghiệm, mẹ có thể phát hiện sự bất thường nếu thai nhi phát triển nhiễm sắc thể.  Ngoài ra, xét nghiệm Double test cũng phát hiện thêm một số bệnh như hội chứng Down, Edwards… 

Để chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tốt, trước tiên cần ghi nhớ về các mốc khám thai
Để chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tốt, trước tiên cần ghi nhớ về các mốc khám thai

Một số dấu hiệu nguy hiểm 3 tháng đầu 

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chế độ chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu nguy hiểm có thể phát sinh. Bởi giai đoạn này, thai nhi còn nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn hình thành bộ phận quan trọng của thai. Do đó, mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, cần thăm khám với bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm: 

Âm đạo chảy nhiều máu bất thường

Nguyên nhân thường gặp của hiện tượng này là do thai ngoài tử cung. Ngoài ra, một số trường hợp cũng có khả năng cao bị sảy thai hoặc thai lưu. Do đó, ngay khi bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ, bụng quặn đau thì mẹ cần đến bệnh viện để có phương hướng xử trí kịp thời. 

Đau quặn ở vùng bụng dưới

Cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất đó là do dọa sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý các dấu hiệu khác như: Chóng mặt, sốt cao, nôn và buồn nôn…

Một số dấu hiệu khác 

Bên cạnh đó, nếu như mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng chóng mặt, sốt cao trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ thì đừng chủ quan. Nếu như cảm giác đau thắt bụng đi kèm theo triệu chứng âm đạo chảy máu thì đây có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp ảnh hưởng. 

Mẹ lưu ý có dấu hiệu bất thường cần đến kiểm tra với bác sĩ
Mẹ lưu ý có dấu hiệu bất thường cần đến kiểm tra với bác sĩ

“Đúi túi” kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu 

Mẹ mới mang thai lần đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm? Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu dưới dây: 

Dinh dưỡng khi mẹ bầu mang thai tháng thứ nhất

Ở tháng đầu tiên, cơ thể mẹ bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Khi hormone nội tiết tố tăng lên, mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bụng. Đây chính là triệu chứng ốm nghén. Do đó, không gì thích hợp hơn những bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate trong giai đoạn này. 

Ngoài ra, mẹ nên chia 3 bữa ăn chính thành những bữa nhỏ hàng ngày. Đừng quên lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp tinh bột với protein để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. 

Trong tháng đầu,  mẹ lưu ý nên bổ sung axit folic. Bởi dưỡng chất này vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu folic như là: Rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc, các loại đậu… Bên cạnh đó, cần hạn chế không ăn thức ăn chưa nấu chín như là thịt tái, trứng sống… 

Dinh dưỡng khi mẹ mang bầu tháng thứ 2

Để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ, tăng cân là điều bắt buộc. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách tăng cân như thế nào cho hợp lý. 

Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể tăng từ 1 đến 2kg. Tuy nhiên thay vì để ý đến kích cỡ của khẩu phần ăn, mẹ cần chăm sóc đến chất lượng món ăn. Ở tháng thứ 2, thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cần đa dạng. Lưu ý danh sách nhóm thực phẩm thiết yếu cần bổ sung: Ngũ cốc, rau xanh, bánh mì, trái cây, sữa, thịt…

Mẹ lưu ý hạn chế thức ăn chứa nhiều calorie, đường hay chất béo. Thay vào đó, trong giai đoạn này, mẹ nên uống ít nhất 2 ly sữa béo/ngày. Đây sẽ là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời đóng vai trò quan trọng hàng ngày. 

Dinh dưỡng khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 3

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, lúc này mẹ thường xuyên đối mặt với hiện tượng nôn, trớ, buồn nôn, mệt mỏi… Do đó, dường như chuyện ăn uống không phải là đề tài yêu thích của mẹ bầu. 

Tuy nhiên, khi đã bước sang tháng thứ 3, việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi lúc này cảm giác khó chịu do nghén đã giảm đi rõ rệt. Nếu như 2 tháng trước mẹ vẫn chưa cung cấp đủ dinh dưỡng, đừng lo lắng! Bởi mọi thứ sẽ có thể cải thiện hơn ở tháng thứ 3. 

Trong giai đoạn này, cấu trúc bữa ăn vẫn sẽ là 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, mẹ lưu ý nên tăng khoảng từ 0,4 đến 2kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần mẹ cần tăng khoảng 0,5kg. Cụ thể, lời khuyên dinh dưỡng cho mẹ dành trong giai đoạn này như sau: 

– Tập thói quen ăn nhiều rau xanh, bổ sung trái cây trong bữa ăn. Nên hạn chế đồ ăn vặt vốn nhiều calo và ít dinh dưỡng.

– Uống tối thiểu là 8 ly nước/ngày. Ngoài ra, cần bổ sung thêm chất lỏng bằng nước trái cây, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên từ khoảng 3,4 ly nước/ngày. 

– Bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con
Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm vững cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt cho thai kỳ nhé. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]