Chàm da (Eczema): Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị

21/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh chàm da tuy lành tính nhưng nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy căn bệnh chàm da có nguyên nhân từ đâu và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chàm da (Eczema) là gì?

Chàm da là bệnh lý không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống

Chàm (Eczema) là một tình trạng viêm da thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó người bệnh bị nổi mẩn đỏ kèm mụn nước và rất ngứa.

rất phổ biến trong dân số, chiếm tỷ lệ trên 10%. Chàm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng bao gồm người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.

Đây là một bệnh lý lành tính, không lây nhưng rất hay tái phát. Từ đó, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh chàm da

Bệnh chàm da xuất phát do rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Cơ địa (gen, hệ miễn dịch)

Nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc chàm hoặc các bệnh viêm da khác thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chàm hơn những người khác (60% người mắc bệnh chàm sinh con mắc bệnh này, nếu cả hai vợ chồng đều mắc thì tỉ lệ lên tới 80%).

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh liên quan nhiều đến hệ miễn dịch như hen phế quản, dị ứng bất kỳ tác nhân nào (dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn…) thì cũng có nguy cơ mắc chàm cao hơn.

Yếu tố môi trường

Nếu sống trong môi trường không tốt cũng sẽ gây kích ứng trên da như trong một số trường hợp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí, các loại vải len, một số sản phẩm chăm sóc da. Trong một số trường hợp, độ ẩm quá thấp cũng khiến da khô và ngứa.

Có một số loại cây cũng có thể gây nên tình trạng chàm cho cơ thể bao gồm rau tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần…

Ngoài ra, sức khoẻ và sức đề kháng yếu cũng là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho bệnh chàm dễ phát sinh và lây lan nhanh chóng trên bề mặt da.

Dị ứng lông chó,mèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến chàm da

Các yếu tố gây dị ứng thường gặp:

  • Thực phẩm: Trứng, sữa, hải sản, đậu phộng và thức ăn lên men (chao, mắm)…
  • Động vật: Lông chó, mèo hay các sản phẩm làm từ da, lông thú có thể gây dị ứng
  • Thực vật: Phấn hoa của một vài loại cây cối có thể khởi phát bệnh chàm
  • Hóa chất: Các loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hay nước hoa chứa nhiều hương liệu. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, gây ra bệnh chàm
  • Không khí: Khói bụi, ô nhiễm từ môi trường là yếu tố làm khởi phát bệnh thường xuyên
  • Chăm sóc da: Các thói quen không dưỡng ẩm đủ cho da, tắm lâu hay tắm nước nóng làm cho da trở nên khô và dễ khởi phát bệnh chàm.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể gây nên bệnh chàm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phân loại các loại chàm thường gặp

Một số loại chàm da phổ biến nhất có thể kể đến như:

Viêm da dị ứng

Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như tình trạng phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, má và da đầu. Khi người bệnh gãi những nốt phát ban này có thể vỡ ra và gây rỉ chất lỏng. Vùng da bị bệnh thường khô và dày hơn những vùng da khác, màu da có thể sáng hoặc tối hơn bình thường.

Chàm tiếp xúc

Thường xảy ra do người bệnh tiếp xúc với chất gây kích thích như xà phòng, nước hoa,… Một số triệu chứng điển hình của bệnh là da đỏ, ngứa giống như bị châm chích, nổi mề đay hoặc những mụn nước đóng vảy trên da.

Chàm tay

Những tổn thương chỉ xuất hiện ở vùng da tay với một số biểu hiện như da tay bị ngứa, đỏ, khô, xuất hiện những vết nứt hoặc mụn nước trên da.

Chàm thể đồng tiền

Dạng chàm da này thường do phản ứng quá miễn của da đối với hóa chất, kim loại hoặc do côn trùng cắn. Khi bị chàm thể đồng tiền, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau: Những tổn thương trên da có dạng hình đồng xu hay các đốm tròn gây ngứa kéo dài.

Chàm da dạng đồng tiền khá phổ biến

Chàm tổ đỉa

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do da bị dị ứng với một số chất kích, môi trường độ ẩm cao, rối loạn miễn dịch da. Bệnh nhân bị chàm tổ đỉa sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau: Mụn nước trên bàn tay và bàn chân gây ngứa và đau, vùng da bị bệnh thường khô ráp và dễ bị bong tróc, co giãn, gây mất thẩm mỹ.

Biểu hiện của bệnh chàm da

Chàm da có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên ở da đầu, mặt, môi, bàn tay, bàn chân là những vị trí thường gặp nhất.

Tuy có nhiều loại chàm như đã nếu trên, thế nhưng các loại chàm đều có chung các biểu hiện sau:

Mẩn đỏ

Vùng da người bệnh nổi những mảng màu hồng, đỏ, hơi sưng phù và rất ngứa. Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở một hay một vài vị trí, không bắt buộc đối xứng nhau hay nổi lên khắp cơ thể.

Mụn nước

Sau vài giờ hay vài ngày xuất hiện mẩn đỏ, trên vùng da này nổi lên nhiều mụn nước nhỏ li ti. Mụn nước có dịch trong, có thể tự khô rồi tróc ra, nhưng thường bị vỡ do cào gãi làm rỉ nước, khi khô để lại màu vàng hay nâu.

Da khô, tróc vẩy

Vùng da bị chàm trở nên khô, nứt nẻ và tróc các vảy mịn như da chết.

Dày da

Đối với người hay bị bệnh chàm và thường xuyên tái phát ở cùng một vị trí, da sẽ dày lên và có thể bị sạm hơn so những vùng da còn lại.

Trên vùng da dày này có thể thấy rõ những ô vuông đặc trưng ở người bị chàm lâu ngày.

Chẩn đoán bệnh chàm da

Xem xét làn da và kiểm tra bệnh sử có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được căn bệnh chàm da. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm dị ứng để tìm ra dị nguyên gây kích ứng hoặc tác nhân gây bệnh. Trẻ bị bệnh chàm có khả năng phải thực hiện xét nghiệm dị ứng.

Yếu tố gợi ý

  • Yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân hay người thân trong gia đình gợi ý bệnh chàm do di truyền.
  • Hiện diện các nguyên nhân gây dị ứng từ môi trường như thức ăn, động vật, thực vật, hóa chất, không khí hay tâm lý.

Biểu hiện

  • Triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ và rất ngứa, sau đó xuất hiện mụn nước. Các mụn nước bị vỡ ra do cào gãi làm rỉ dịch và để lại màu vàng hay nâu.
  • Trong trường hợp tái phát nhiều lần, vùng da bị chàm sẽ dày lên, có màu xám và hình ảnh ô vuông đặc trưng.

Xét nghiệm

  • Chẩn đoán bệnh chàm dựa vào hỏi bệnh và thăm khám là chủ yếu. Các xét nghiệm khác ít hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh. Có thể thực hiện xét nghiệm tìm các yếu tố dị ứng trên da để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm da. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]