Cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt 

29/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Thụ thai là quá trình phức tạp sẽ được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được tinh trùng và trở về tử cung nhằm hình thành phôi thai. Như vậy, chị em hoàn toàn có thể tính toán thời gian mang thai dựa vào thời gian hành kinh. Vậy thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây nhé! 

Khái quát về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ 

Khi đến lứa tuổi dậy thì, sinh lý của hormone sinh dục sẽ thay đổi, biểu hiện rõ ràng nhất qua việc hành kinh. Việc hành kinh này sẽ lặp đi lặp lại qua các tháng (trừ thời điểm mang thai) cho đến khi phụ nữ đến lứa tuổi tiền mãn kinh. Trung bình, thời gian hành kinh rơi vào khoảng từ 12 đến 17 tuổi. Mặt khác, thời gian tiền mãn kinh thường rơi vào khoảng từ 45 đến 55 tuổi. 

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra kinh trong kỳ này đến ngày ra kinh trong kỳ tiếp theo. Chu kỳ bình thường ở mỗi người phụ nữ sẽ dao động trong khoảng từ 28 đến 30 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp có thể chênh lệch một vài ngày không đáng kể. 

Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng chịu tác động của những yếu tố khác như nội tiết tố, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng… Do đó, muốn tính chính xác chu kỳ kinh nguyệt cần theo dõi trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng. 

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra kinh trong kỳ này đến ngày ra kinh trong kỳ tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra kinh trong kỳ này đến ngày ra kinh trong kỳ tiếp theo.

Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ diễn ra như thế nào? 

Trước khi muốn hiểu về cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần hiểu về cơ chế diễn ra của kỳ kinh. 

Nguyên nhân của việc ra máu kinh nguyệt phần lớn là do sự thay đổi của hormone. Vào ngày đầu tiên khi bị ra máu, hormone sinh lý của phái nữ bị suy giảm, khiến cho lớp nội mạc ở tử cung bị bong ra. Đây cũng là nguyên nhân có hiện tượng chảy máu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Sau thời gian đó, số lượng hormone sẽ lại tăng trở lại, lớp nội mạc tử cung bị bung ra được làm dày, nang trứng được kích thích để phát triển. 

Trong đó, sẽ có một vài nang trứng phát triển vượt trội hơn ở mức bình thường, nếu thêm điều kiện hormone LH tăng đột biến, nang trứng sẽ được phóng thích trứng. Từ đây, sự rụng trứng bắt đầu diễn ra. 

Sau khi trứng rụng gặp tinh trùng, một lượng lớn hormone progesterone sẽ được sản sinh làm biến đổi nội mạc tử cung. Lúc này, trứng bám vào tử cung và bắt đầu quá trình thụ thai. 

Nếu sau khi rụng trứng không được thụ tinh, hoặc phôi thai không thể bám vào tử cung làm tổ, hormone progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho kỳ hành kinh tiếp theo. 

Tìm hiểu các cách tính ngày thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt 

Nhìn chung, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên trang bị kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt để tăng khả năng thụ thai. Hiểu về chu kỳ hành tinh là yếu tố quan trọng giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong quan hệ tình dục. Lưu ý, chị em cần theo dõi vòng kinh ít nhất là 4 tháng trở lên. 

Bạn có thể tìm hiểu cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Bạn có thể tìm hiểu cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt

Đối với quá trình thụ thai, chu kỳ này sẽ được chia thành những thời điểm như: An toàn tuyệt đối, an toàn tương đối và thời kỳ dễ thụ thai. 

Thời điểm an toàn tuyệt đối – Không có xác suất mang thai 

Thời điểm an toàn tuyệt đối là thời gian mà các cặp đôi quan hệ tình dục khó có thể mang thai. Cụ thể, thời gian này sẽ được tính từ ngày 20 tháng này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trong tháng tiếp theo. Lúc này, khả năng thụ thai sẽ là khá thấp do trứng rụng của ngày trước đang bị phân hủy và đẩy ra ngoài, đây còn gọi là hiện tượng kinh nguyệt. Với các chị em chưa có ý định mang thai, đây là thời điểm phù hợp để quan hệ bởi tỷ lệ có thai cực kỳ thấp.

Lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. 

Thời điểm an toàn tương đối – Xác suất mang thai rơi vào khoảng 50% 

Vào thời điểm an toàn tương đối – xác suất mang thai sẽ rơi vào khoảng 50%. Thời gian này, tính theo chu kỳ vòng kinh 28 ngày thì sẽ bắt đầu vào khoảng ngày đầu tiên đến ngày thứ 9 của thai kỳ. 

Ví dụ: Ngày đầu tiên có kinh rơi vào ngày thứ 5 thì thời điểm an toàn tương đối để quan hệ sẽ rơi vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 15. 

Lưu ý, nếu trong khoảng thời gian này, các cặp đôi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh thai thì khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân là bởi vì đây là thời kỳ trứng sắp rụng, trong khi đó, tinh trùng vẫn có thể tồn tại trong tử cung của phụ nữ tới 3 ngày.

Lưu ý, cách tính này chỉ mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, nếu chị em vẫn chưa có ý định mang thai thì vẫn nên tránh giai đoạn này. 

Thời điểm dễ thụ thai – Xác suất mang thai cao để tính ngày thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt

Khoảng thời gian được xem là dễ mang thai sẽ tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày trước và sau đó. Những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì ngày rụng trứng sẽ là ngày giữa tháng (ngày thứ 14, 15 của chu kỳ). Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 được xem là khoảng thời gian dễ thụ thai nhất. Bởi vì, khi quan hệ tình dục trong ngày này, khả năng có thai sẽ lên tới hơn 90%. 

Nếu như các cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì đây là thời điểm tốt nhất cho việc mang thai. Ngược lại, nếu như vẫn chưa có ý muốn mang thai và sinh con trong tương lai, bạn hãy hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này hoặc quan hệ có sử dụng các biện pháp tránh thai hợp lý. 

áTuy nhiên, một số sai sót vẫn có thể xảy ra nếu như tính sai chu kỳ, hoặc chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ đó không ổn định. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai là phương pháp an toàn và tự nhiên để mang thai mà bạn hoàn toàn có thể thử áp dụng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật là biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong thai kỳ. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé! Tiền sản giật có nguy hiểm hay không?  Khái quát về […]

Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?

Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?

Buồng trứng đa nang nên ăn gì và kiêng ăn gì để có thai tự nhiên là câu hỏi của nhiều chị em. Cùng DoLife tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây! Vai trò của dinh dưỡng với người đa nang buồng trứng Có tới 70% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]