Bổ sung canxi 3 tháng giữa thai kỳ như thế nào là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần bổ sung canxi trong 3 tháng giữa thai kỳ?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần khoảng 800mg canxi môi ngày. Tuy nhiên, đến tam cá nguyệt thứ 2, số lượng canxi mẹ cần tăng lên khoảng 1000mg mỗi ngày.Từ đó có thể thấy bổ sung canxi trong giai đoạn 3 tháng giữa hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Trong thời gian mang thai cơ thể người mẹ đã sử dụng phần nào hợp chất có trong xương và máu để cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên mức độ cung cấp có hạn và không thể đáp ứng đủ. Chính vì vậy người mẹ cần phải bổ sung canxi trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Bởi nếu thiếu canxi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Cùng với đó cũng dẫn tới những ảnh hưởng với sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu thiếu canxi có thể dẫn đến các tình trạng:
- Mệt mỏi
- Đau nhức cơ bắp
- Tê chân
- Đau lưng, đau khớp
- Răng lung lay
- Chuột rút
- Co giật: Co giật cơ mặt, chi trên, bàn tay,…
Thai nhi nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng:
- Suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
- Còi xương bẩm sinh
- Biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp,…
3 tháng giữa thai kỳ, bên cạnh bổ sung canxi, mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin D, vận động nhẹ nhàng để nâng cao khả năng hoạt động của xương khớp.
Việc bổ sung canxi cho bà bầu không nên chậm quá 20 tuần của thai kỳ. Bởi đâu là giai đoạn hình thành xương của thai nhi. Thời kỳ này, sản phụ cần được cung cấp khoảng 1000mg – 1200mg canxi/ngày.
Những thực phẩm bổ sung canxi 3 tháng giữa cho bà bầu
Bên cạnh việc uống canxi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung canxi thông qua các thực phẩm hàng ngày.
Những loại thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể sử dụng như:
- Cua biển: Giàu canxi, protein, ít chất béo. Trong thịt cua biển còn chứa nhiều nguyên tố kẽm, vitamin C và A. Những chất này giúp tăng cường hệ xương chắc khỏe đồng thời tăng sức đề kháng cho cho cơ thể mẹ và thai nhi.
- Các loại cá như cá cơm hay cá bống: cung cấp một lượng canxi dồi dào.
- Cải xoăn: Giúp mẹ bầu bổ sung thêm canxi cùng rất nhiều dưỡng chất có lợi khác như vitamin A, C, folate, sắt, kali
- Rau đay: Cung cấp 182mg canxi/100g.
- Rau dền: Cung cấp 250-340mg canxi/100g.
- Chuối: Giúp mẹ bầu bổ sung canxi và tăng cường khả năng tập trung của trí não. Bên cạnh đó chuối còn cung cấp kali và chất điện giải nhằm ngăn ngừa sự thoái hóa xương.
- Kiwi: Là loại quả có nguồn canxi vô cùng dồi dào mà người mẹ khi mang thai không thể bỏ qua. Không những thế, lượng vitamin C và lutein, carotene có chứa trong thành phần quả kiwi còn giúp bà bầu giảm các nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch trong quá trình mang thai.
- Đậu phụ: Là nguồn cung cấp protein chay cũng như canxi tuyệt vời cho cơ thể. Ăn đậu phụ còn giúp bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm các nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tim mạch, bệnh rối loạn tiền mãn kinh,…
- Tảo biển: Trong một chén tảo biển có chứa 134mg canxi, một lượng lớn chất xơ và iốt để duy trì sức khỏe tuyến giáp.
- Mè: Trong 100gr mè có chứa đến 800mg Canxi.
Mẹ bầu nên bổ sung canxi 3 tháng giữa thai kỳ từ các thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên nếu bổ sung từ các nguồn thực phẩm này chưa đủ các bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.
Lưu ý khi bổ sung canxi 3 tháng giữa thai kỳ
Việc bổ sung canxi cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ là quan trọng và cần thiết. Nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để tránh bổ sung quá liều gây ảnh hưởng sức khỏe khi bổ sung canxi bà bầu cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Xét nghiệm kiểm tra tình trạng thừa – thiếu canxi của cơ thể trước khi bổ sung bằng thuốc. Việc kiểm tra tình trạng thừa – thiếu canxi của cơ thể sẽ giúp mẹ bổ sung lượng canxi phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn/ liều lượng sử dụng của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh gây hại sức khỏe.
- Không nên uống thuốc sắt/ hoặc kẽm/ hoặc kháng sinh levothyroxin hay tetracycline (dùng để điều trị bệnh suy giáp) và canxi cùng lúc. Nên uống mỗi loại cách nhau tối thiểu 2 tiếng đồng hồ. Đồng thời, cũng không nên uống canxi cùng thức uống/ thực phẩm như trà xanh, cacao, sôcôla…
- Trong giai đoạn bổ sung canxi nên bổ sung thêm vitamin C để tăng hấp thu canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt vitamin D để tăng hấp thụ canxi (khoảng 40%).
- Thời điểm uống canxi tốt nhất nên vào buổi sáng. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn. Không nên uống thuốc bổ sung canxi vào buổi tối. Vì điều này dễ gây lắng canxi dẫn đến sỏi thận hay ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Mỗi lần bổ sung cơ thể chỉ hấp thu tối đa 500mg. Do đó mẹ bầu không nên uống hết canxi một lần. Nên chia thành nhiều lần uống để có kết quả tốt nhất.
- Những mẹ bầu mắc các bệnh:
– Đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ
– Có các vấn đề về bệnh tim mạch
– Thừa cân – béo phì
– Huyết áp cao
Có nguy cơ tiền sản giật…
Tốt nhất khi sử dụng thuốc bổ sung canxi cần có sự tư vấn/ hướng dẫn của bác sĩ không được tự ý sử dụng.
- Bên cạnh việc uống thuốc canxi thì việc bổ sung canxi từ các thực phẩm tự nhiên (thông qua chế độ ăn uống hàng ngày khoa học) vẫn luôn an toàn và được khuyến khích nhé các mẹ bầu!
Trên đây là những thông tin về vấn đề bổ sung canxi 3 tháng giữa thai kỳ. Liên hệ đến hotline 1900 1984 nếu như bạn đang có những vấn đề thắc mắc cần giải đáp nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]