Bệnh lý vi mạch: vành và những thông tin cần lưu ý

16/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh lý vi mạch vành là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh vi mạch vành là gì?

Bệnh vi mạch vành là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Bệnh vi mạch vành còn có tên gọi là hội chứng X. Hội chứng X bao gồm tất cả các bệnh nhân bị đau thắt ngực. Trong hội chứng X, động mạch vành bình thường khi chụp mạch vành. Đau thắt ngực do bệnh vi mạch vành là một phân nhóm bệnh nhân chuyên biệt của hội chứng X.

Hệ vi mạch vành gồm tiểu động mạch, tiền tiểu động mạch và mao mạch. Các mạch máu này không được thấy trực tiếp trên hình chụp mạch vành hoặc chụp cắt lớp điện toán. Chẩn đoán đau thắt ngực do bệnh vi mạch vành dựa vào phối hợp các triệu chứng. Các triệu chứng gồm: 

  • Đau thắt ngực điển hình
  • Chứng cứ của thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ 
  • Hoặc nghiệm pháp gắng sức nhưng chụp động mạch vành vẫn thấy bình thường.

Chẩn đoán bệnh vi mạch vành

Có thể chẩn đoán bệnh với bệnh nhân đau thắt ngực khi gắng sức mà hình chụp động mạch vành vẫn bình thường  (chụp đa cắt lớp điện toán mạch vành hoặc chụp động mạch vành cản quang). Bên cạnh đó, bệnh nhân có các dấu hiệu khách quan của thiếu máu cục bộ do gắng sức (ST chênh xuống trên điện tâm đồ gắng sức, thay đổi thiếu máu cục bộ trên hình ảnh tưới máu cơ tim).

Điều quan trọng là cần phân biệt đau thắt ngực do vi mạch với các nguyên nhân đau ngực khác. Cơn lan tỏa của co thắt động mạch vành được biểu hiện từ đoạn xa động mạch vành thượng tâm mạc đến hệ vi mạch. Điều này đã được kiểm tra khi tiêm acetylcholine vào mạch vành ở một số trường hợp bệnh vi mạch điển hình.

Lâm sàng

Bệnh nhân đau ngực phải được đánh giá hội chứng mạch vành cấp. Và các bệnh đe dọa tính mạng khác như phình bóc tách động mạch chủ hay thuyên tắc phổi. Điều này có thể thực hiện thông qua việc khai thác bệnh sử và khám thực thể cẩn thận. Chẩn đoán bệnh động mạch vành có thể phức tạp do biểu hiện không điển hình.

Cận lâm sàng

Tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá bệnh vi mạch vành là nghiệm pháp sinh lý mạch vành xâm lấn được thực hiện trong phòng thông tim. Một số kỹ thuật không xâm lấn gồm siêu âm tim, MRI, CT và các nghiệm pháp gắng sức chức năng có thể cung cấp nhiều thông tin chẩn đoán hữu ích.

CFR được đo trong phòng thông tim là tỉ số giữa vận tốc đỉnh trung bình lúc tăng tưới máu so với ban đầu. CFR < 2,5 giúp chẩn đoán bệnh vi mạch vành.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh vi mạch vành không xâm lấn

  • Siêu âm tim:  

Một số nghiên cứu đã công nhận siêu âm tim Doppler qua thành ngực là một công cụ không xâm lấn đánh giá bệnh vi mạch vành. Tuy nhiên, siêu âm tim qua thành ngực có thể cho hình ảnh đầy đủ chỉ ở 70-80% bệnh nhân.

  • Cộng hưởng từ: 

Cộng hưởng từ tim mạch tưới máu cơ tim với chất cản từ gadolinium. Cộng hưởng từ cho phép đánh giá lưu lượng máu xuyên thành và dưới nội mạc. 

  • Chụp CT đa lớp cắt: 

CT với chất cản quang cũng có thể ước đoán lưu lượng máu bằng cách đo các thay đổi độ loãng theo thời gian. Tuy nhiên, không thể đánh giá bất thường lưu lượng ở bệnh nhân không có bệnh động mạch vành thượng tâm mạc.

  • Các nghiệm pháp gắng sức:  

Kết quả nghiệm pháp gắng sức bất thường ở các bệnh nhân với động mạch vành bình thường hoặc gần bình thường. Nó cho thấy họ có thể có bệnh vi mạch vành. Nghiệm pháp ECG gắng sức, nghiệm pháp gắng sức y học hạt nhân được sử dụng để đánh giá thay đổi lưu lượng máu cơ tim ở bệnh nhân vi mạch vành.

Bệnh vi mạch vành là nguyên nhân gây ra những cơn đột quỵ

Đánh giá xâm lấn trong phòng thông tim

Việc đánh giá bắt đầu với chụp mạch vành để xác định tắc nghẽn động mạch vành thượng tâm mạc và các nguyên nhân cấu trúc khác của đau thắt ngực. Sau đó, bệnh nhân trải qua đánh giá nội mô và hệ vi mạch.

Phương pháp điều trị bệnh vi mạch cảnh

Mục tiêu

Điều trị đau thắt ngực có hai mục tiêu:

  • Mục tiêu thứ nhất là giảm đau ngực và các triệu chứng liên quan. Nhằm tăng tối đa khả năng gắng sức và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Mục tiêu thứ hai là làm giảm các biến chứng tim mạch nguy hiểm đến tính mạng. Chiến lược điều trị bao gồm quản lý các bệnh đồng mắc, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn cho tim. 

Điều trị triệu chứng đau thắt ngực

  • Trimetazidine

Trimetazidine tăng dung nạp của tế bào với thiếu máu cục bộ. Từ đó tác động chuyển hóa không gây ra các ảnh hưởng huyết động.

  • Ức chế beta

Ức chế beta là thuốc điều trị đau thắt ngực hữu ích đối với các bệnh nhân kèm theo suy tim hoặc nhồi máu cơ tim gần đây.

  • Ức chế canxi

Ức chế canxi cũng là thuốc chống đau thắt ngực hiệu quả. Trong hệ vi mạch vành, thuốc này tác động ở mức quanh các tiểu động mạch.

  • Nitrat

Nitrat giảm đau thắt ngực do khả năng dãn mạch (không phụ thuộc nội mô) và giảm nhu cầu oxy cơ tim.

  • Ivabradine

Ivabradine cải thiện lưu lượng tuần hoàn bàng hệ và dự trữ lưu lượng mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực do vi mạch.

Phòng ngừa biến cố tim mạch

  • Aspirin
  • Statin
  • Ức chế men chuyển
  • Ức chế thụ thể angiotensin II
  • Kháng aldosterone

Thay đổi lối sống tích cực

Ngưng hút thuốc lá và xây dựng lối sống tích cực

Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.

  • Ngưng hút thuốc lá, tránh hút thuốc lá thụ động
  • Thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày, các ngày trong tuần. Có thể đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội, đánh cầu lông, bóng bàn, đánh golf, tập yoga, thể dục nhịp điệu, thiền,.. tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người; tránh căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
  • Giảm cân nếu dư cân, béo phì (khi BMI >23): đặt mục tiêu giảm từ 5% đến 7% cân nặng trong vòng mỗi 6 tháng đến khi đạt cân nặng lý tưởng (BMI từ 18 – 22)
  • Chế độ ăn tốt cho tim mạch:

– Ăn ít chất béo, thịt mỡ, chất bột đường, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, hạn chế muối, giảm rượu bia.

– Nên ăn cá, thịt gia cầm; nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt, thực phẩm tươi sống, organic.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý vi mạch vành. Nếu còn điều gì thắc mắc, liên hệ ngay 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]