3 Tháng giữa thai kì, mẹ bầu nên lưu ý gì khi khám thai?

12/04/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

3 tháng giữa thai kì là giai đoạn mà em bé phát triển vượt bậc. Vậy khám thai 3 tháng giữa thai kì mẹ bầu cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Thai nhi 3 tháng giữa thay đổi như thế nào?

 

Mô phỏng sự thay đổi của thai nhi qua các tháng

 

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi có bước phát triển vượt bậc cả về chiều cao và cân nặng. Lúc này, em bé của bạn có thể nặng khoảng 1,1kg và chiều dài lên tới 40cm. 

Không chỉ phát triển về thể chất, mà bộ não của trẻ cũng phát triển cực nhanh  ở 3 tháng giữa thai kì. Và lúc này, thai nhi đã có những chuyển động như đá, đạp, di chuyển, xoay người trong bụng mẹ. Bé có thể nuốt, bú, nghe thấy giọng nói của mẹ và những tiếng động xung quanh.

Một số thay đổi của em bé trong tam cá nguyệt thứ 2 có thể kể đến:

– Mắt và tai đã di chuyển vào đúng vị trí.

– Mí mắt có thể mở ra và đóng lại.

– Lông mi, lông mày và tóc đã xuất hiện.

– Bé ngủ và thức dậy theo chu kì.

– Các ngón tay, ngon chân đã có thể tách rời. Đặc biệt các dấu vân tay đã phát triển.

– Cơ thể em bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn và một lớp sáp màu trắng.

– Nhau thai đã phát triển đầy đủ và lúc này thai nhi cũng bắt đầu tích tụ chất béo trên cơ thể.

Chính vì thai nhi có những sự phát triển vượt bậc như vậy, nên khám thai 3 tháng giữa thai kì rất quan trọng. Giúp theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi . Nếu em bé thiếu hụt dinh dưỡng, mẹ cũng có thể bổ sung để đảm bảo con đủ dinh dưỡng để phát triển.

Những mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng giữa thai kỳ 

Các bác sĩ sản nhi lưu ý mẹ bầu nên thực hiện khám thai đầy đủ ở những mốc dưới đây:

Khám thai tuần 16 – 18

Khám thai 3 tháng giữa thai kì, mẹ chu ý mốc tuần 16 -18. Bên cạnh các kiểm tra chỉ số sinh tồn như cân nặng, huyết áp, mạch đập,… thì mẹ sẽ được thực hiện một số kiểm tra như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Việc tiến hành phân tích nước tiểu sẽ cho phép bác sĩ theo dõi được xem mẹ có các vấn đề về thận, tiết niệu, bàng quang, viêm nhiễm phụ khoa hoặc mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kì hay không?
  • Siêu âm 2D: Thực hiện siêu âm 2D có thể giúp đánh giá tình trạng thai nhi xem các bộ phận cơ thể có đang hình thành ổn định không? 

Việc siêu âm đúng theo các mốc mà bác sĩ chỉ định sẽ là căn cứ để so sánh với các mốc trước đây. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi và đưa ra cho sản phụ những phương án hoặc lời khuyên chính xác. 

Siêu âm 2D cũng giúp mẹ bầu nằm được tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là phần tử cung.

Siêu âm giúp mẹ theo dõi sức khỏe của thai nhi và của bản thân
  • Xét nghiệm Triple Test: Nếu ở mốc tuần 12 mẹ bỏ lỡ xét nghiệm Double Test thì mẹ có thể làm Triple Test khi bước vào tuần thứ 16 của thai kì.

Triple Test là xét nghiệm thông qua việc lấy máu để sàng lọc sớm các nguy cơ dị tật Down hoặc một số dị tật khác bắt đầu từ sự bất thường của nhiễm sắc thể thai nhi.

Triple Test bao gồm 3 xét nghiệm, đó là:

– Xét nghiệm Protein AFP do bào thai sản xuất.

– Xét nghiệm nội tiết tố HCG do nhau thai sản xuất.

– Xét nghiệm Estrirol, là một loại nội tiết Estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất.

Thực hiện Triple Test chỉ có thể cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu như kết quả cho thấy nguy cơ cao, thai phụ có thể cần thực hiện các bước xét nghiệm chuyên sâu hơn như chọc ối hay sinh thiết gai nhau ở những tuần thai sau đó.

Khám thai 3 tháng giữa thai kì, tuần 22 – 24

Tuần 22-24 là giai đoạn lý tưởng để mẹ kiểm tra sự ổn định của thai nhi.Khi khám thai ở mốc này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra các chỉ số:

  • Đo cân nặng và huyết áp, kiểm tra tổng quát sức khỏe của người mẹ.
  • Đo chiều dài từ đỉnh tử cung đến xương mu để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Nghe tim thai.
  • Siêu âm 5D để kiểm tra hình thái thai nhi, xác định nhau thai, lượng nước ối, tính chính xác tuổi thai. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay,…

Khi ở tuần 22, bác sĩ đã có thể quan sát khá đầy đủ các bộ phận của thai nhi. Những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch,… đều đã có thể quan sát. 

  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu và nguy cơ tiền sản giật.
  • Test dung nạp đường để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiêm phòng vacxin uốn ván cho mẹ bầu. Nếu đây là lần sinh nở đầu tiên, thì mẹ cần tiêm nhắc lại mũi vaccine uốn ván vào một tháng sau.

Bên cạnh đó, một số thủ thuật sản phụ khoa như khâu eo tử cung, cắt khối u buồng trứng,… có thể được thực hiện trong thời gian này mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thăm khám muộn, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Test tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm không thể bỏ qua

Khám thai tuần 26

Vào tuần 26, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm đơn giản như đo cân nặng, huyết áp, siêu âm,…. Những xét nghiệm này giúp theo dõi sức khỏe của cả mẹ và em bé. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sẽ phải xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh và viêm gan B.

Những dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần thăm khám ngay

Nếu sức khỏe của mẹ và bé ổn định, 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu chỉ cần khám 3 mốc như trên. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những biểu hiện sau thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau bụng dữ dội, kéo dài và không đỡ
  • Ra máu trong thai kỳ
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Chuột rút nhiều và thường xuyên
  • Cân nặng thay đổi bất thường (tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân đột ngột)
  • Da dẻ xanh xám hoặc ngả vàng

>>>Đặt lịch khám thai tại DoLife ngay<<<

Khám thai đầy đủ trong 3 tháng giữa thai kỳ giúp mẹ an tâm. Bên cạnh đó cũng đảm bảo sức khỏe ổn định cho cả mẹ và em bé. Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm một địa chỉ khám thai uy tín, hãy liên hệ với BVQT DoLife theo số hotline 1900 1984. Hoặc đến trực tiếp theo địa chỉ 108 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]