10 lưu ý giúp rối loạn tiêu hóa không còn là nỗi lo ngày Tết

03/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tết đến xuân về với những buổi gặp gỡ, tiệc tùng cùng những bữa ăn triền miên khiến rối loạn tiêu hóa có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn. Lưu ngay 10 mẹo này để giúp bạn có một Tết vui nhờ tiêu hóa khỏe!

Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng phổ biến trong ngày Tết

Ngày Tết là thời gian mọi người tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, việc ăn uống thất thường, lệch giờ, sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có ga… khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa dễ xảy đến ở mọi đối tượng. 

Những rối loạn xảy ra gây tổn thương chủ yếu ở các cơ quan như: dạ dày, thực quản, trực tràng, hậu môn. Một số tình trạng thường gặp như:

– Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua

– Đau dạ dày

Hội chứng ruột kích thích

– Viêm loét dạ dày

– Táo bón

Tiêu chảy

– Ngộ độc thực phẩm

– Nhiễm trùng đường tiêu hóa

– …

“5 Không – 5 Có” giúp tránh xa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Duy trì khẩu phần ăn lành mạnh cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý là một trong những chìa khóa quan trọng để bảo vệ tiêu hóa của bạn trong những ngày Tết. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng nguyên tắc “5 không – 5 có” đầy hữu ích.

“5 Không” để né rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa chủ yếu liên quan đến thực phẩm. Bởi vậy để việc ăn uống ngày Tết suôn sẻ, đừng quên áp dụng nguyên tắc “5 Không”:

Không bỏ bữa

Thời gian sinh hoạt, ăn uống trong Tết thường bị đảo lộn do nhiều lý do. Việc này khiến nhiều người bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, cơ thể không được bổ sung năng lượng hợp lý từ đó gây rối loạn tiêu hóa.

Không tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, chịu một áp lực vô cùng lớn gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ợ nóng, trào ngược axit dạ dày phổ biến.

Không ăn quá no

Mâm cao cỗ đầy cùng những bữa ăn liên miên khiến nhiều người dễ ăn uống nhiều hơn mức cần thiết. Đây chính là lý do gây ra những triệu chứng khó chịu như: đau bụng, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn… và cũng là nguyên nhân gây tăng cân sau Tết.

Không ăn đồ ăn đã để quá lâu trong tủ lạnh

Đồ ăn đã chế biến chỉ nên bảo quản từ 1 – 3 ngày. Việc để quá lâu sẽ khiến thức ăn bị biến chất, giảm dinh dưỡng và đặc biệt là nhiễm khuẩn. Việc tiêu thụ những loại thức ăn này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà mắc các bệnh tiêu hóa.

Không nên ăn thức ăn đã để lâu trong tủ lạnh
Không nên ăn thức ăn đã để lâu trong tủ lạnh

Không uống nhiều rượu bia

Không dễ để từ chối bia rượu trong những buổi gặp gỡ ngày Tết. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này, đồng thời hạn chế những món ăn nhiều chất béo, đạm đường để tránh gây hại cho sức khỏe.

“5 Có” cho một đường ruột khỏe mạnh

Bệnh cạnh những cái “không” thì 5 việc “có” dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa tối ưu:

Có nhiều rau xanh, trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Đảm bảo thực đơn hàng ngày cân bằng đủ 4 nhóm chất: tinh bột – chất béo – chất đạm – vitamin và khoáng chất chính là chìa khóa để bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, tăng cường rau xanh và trái cây tươi cũng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Tăng cường rau củ quả trong thực đơn hàng ngày
Tăng cường rau củ quả trong thực đơn hàng ngày

Uống đủ nước

Không chỉ dịp Tết mà trong cuộc sống thường ngày, bạn cần lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Bổ sung men vi sinh

Probiotics là lợi khuẩn quan trọng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn này chứa nhiều trong các thực phẩm thường thấy như: sữa chua, dưa chua…

Có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngày Tết là thời gian mọi người sinh hoạt thoải mái hơn nhưng cũng chính vì thế mà đồng hồ sinh học bị đảo lộn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Hãy sắp xếp lịch sinh hoạt khoa học, ăn uống đúng bữa, ngủ đúng giờ để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế sự suy giảm đề kháng khiến vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Chuẩn bị thuốc tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong dịp Tết. Chuẩn bị cho những ngày Tết khỏe mạnh, bạn nên dự trù sẵn các loại thuốc điều trị triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… để giúp giảm triệu chứng hiệu quả ngay khi các vấn đề bất ổn sức khỏe xuất hiện.

Xử trí với rối loạn tiêu hóa tại nhà

Để làm dịu nhanh rối loạn tiêu hóa ngày Tết, bạn lưu ý ngay những cách này:

– Chuyển sang ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa (súp, cháo)

– Ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn

– Tăng cường rau củ và uống đủ nước

– Uống trà gừng ấm để giảm các triệu chứng khó chịu ở bụng

Trà gừng ấm để giúp các triệu chứng khó chịu ở bụng
Trà gừng ấm để giúp các triệu chứng khó chịu ở bụng

– Uống dung dịch oresol nếu bị tiêu chảy

– Vận động nhẹ nhàng

– Không tự ý dùng thuốc chống táo bón, chống tiêu chảy

– Có chế độ sinh hoạt hợp lý

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả. Cẩn trọng với các dấu hiệu:

– Mệt mỏi liên tục

– Nôn ói, tiêu chảy nhiều

– Khát nước, da khô, miệng kho

– Tiểu ít/ Không có nước tiểu

– Đau bụng dữ dội

– Sốt cao, tụt huyết áp, mạch nhanh

– …

Liên hệ ngay tới Hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ và chăm sóc kịp thời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]