Viêm xoang mạn tính: Biến chứng và cách điều trị

10/06/2024
Tác giả: Lam Thanh
Chia sẻ

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng phổ biến bậc nhất hiện nay, các triệu chứng gây khó chịu. Viêm xoang cũng là bệnh lý cần sử dụng nhiều đến thuốc kháng sinh.

Viêm xoang mạn tính là gì?

Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm xoang hoặc đường mũi xảy ra trong hơn 12 tuần/lần…

Viêm xoang mạn tính có thể biểu hiện dưới dạng viêm xoang mạn tính không có polyp mũi, có polyp mũi và viêm mũi xoang do nấm dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính

Nguyên nhân thường gặp của viêm xoang mạn tính bao gồm:

– Dị ứng: Dị ứng gây nên bao gồm nhiễm nấm xoang.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm trong tự nhiên ( phổ biến nhất có thể kể đến là Streptococcus, phế cầu, Hemophilus và Moraxella)

Nhiễm trùng đường hô hấp

–  Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn vẹo giữa các lỗ mũi có thể hạn chế hoặc chặn lối đi của xoang.

– Chấn thương vào mặt. Xương mặt bị gãy hoặc bị hỏng có thể gây cản trở đoạn xoang.

Viêm tai giữa, hen suyễn, AIDS và xơ nang là những tình trạng bệnh lý khác.

Triệu chứng viêm xoang mạn tính

Theo bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Quốc tế Dolife, người mắc bệnh viêm xoang mạn tính thường có các dấu hiệu sau:

– Nước mũi có màu vàng hoặc hơi xanh…

– Nghẹt mũi hoặc tắc nghẽn mũi

Nghẹt mũi hoặc tắc nghẽn mũi

– Đau và sưng quanh mắt, má, mũi, trán.

– Đau nhức ở hàm trên và răng.

– Giảm cảm giác mùi và hương vị.

– Ho, có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.

Ngoài ra có thể có các triệu chứng như:

– Đau tai.

Viêm họng.

– Tình trạng hơi thở hôi.

– Mệt mỏi hay khó chịu.

– Buồn nôn.

Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính và viêm xoang cấp tính tương tự nhau, chỉ khác ở chỗ viêm xoang mạn tính kéo dài lâu hơn (thương rơi vào 12 tuần). Viêm xoang mạn tính thường không có dấu hiệu sốt đi kèm.

Các biến chứng của viêm xoang mạn tính

  • Cơn hen: Viêm xoang mạn tính có thể gây ra các cơn hen.
  • Viêm màng não: Nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm mạn và chất lỏng xung quanh não và tủy sống.
  • Ảnh hưởng đến thị lực: Nếu nhiễm trùng lan rộng đến ổ mắt, nó có thể gây ra giảm thị lực hoặc thậm chí mù có thể vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng có thể gây ra vấn đề trong các tĩnh mạch quanh xoang, can thiệp vào nguồn cung cấp máu cho não đưa đến có nguy cơ bị đột quỵ.

Chẩn đoán

Viêm xoang mạn tính được chẩn đoán khi có ít nhất hai trong số bốn triệu chứng sau đây xuất hiện và xảy ra trong khoảng 12 tuần: (1) chảy mũi đục, (2) đau nhức vùng hàm mặt, (3) nghẹt mũi, (4) giảm hoặc mất khứu giác.

Thông thường, khi chẩn đoán viêm xoang mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra lâm sàng sau:

  • CT hoặc nội soi mũi, xác nhận bệnh nhân có bị viêm xoang không và đánh giá của tình trạng viêm. 
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Nếu bác sĩ thực hiện nội soi mũi, việc cấy dịch xoang sẽ được thực hiện và cho kết quả chính xác hơn nhiều so với lấy mẫu dịch mũi họng. Việc nuôi cấy vi khuẩn sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn

Điều trị viêm xoang mạn tính

1. Điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi 

  • Nên sử dụng xịt mũi chứa steroid có hoặc nước muối rửa mũi. Việc điều trị sẽ kéo dài ít nhất 8 đến 12 tuần nếu sử dụng đúng cách.
  • Thuốc kháng histamin chỉ nên được sử dụng nếu nghi ngờ có thành phần dị ứng.
  • Thuốc thông mũi có thể được sử dụng để giảm triệu chứng, nhưng vẫn chưa có bằng chứng ủng hộ việc sử dụng chúng trong bệnh viêm xoang mạn tính.
  • Thuốc kháng sinh có thể được dùng trong thời gian kéo dài ba tuần. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về việc sử dụng thường quy chúng trong bệnh viêm xoang mạn tính cũng như không có sự đồng thuận về việc lựa chọn kháng sinh.

2. Điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính có Polyp mũi

  • Thuốc xịt mũi 
  • Thuốc đối kháng leukotriene
  • Thuốc kháng viêm

3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật xoang nội soi chức năng có thể được xem xét cho những bệnh nhân điều trị nội khoa không đạt hiệu quả như mong muốn. Mục tiêu của phẫu thuật này là làm giảm tắc nghẽn, khôi phục hệ thống thoát nước và làm sạch chất nhầy, đồng thời thông khí cho các xoang.

4. Kết hợp điều trị tại nhà 

Ngoài điều trị bằng thuốc và các phương pháp được chỉ định, bệnh nhân cũng cần chăm sóc tại nhà bằng các phương án:

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Uống nhiều chất lỏng, như nước hoặc nước trái cây.
  • Xông hơi.
  • Dùng khăn ẩm ướt quanh mũi, má và đôi mắt để làm giảm đau mặt.
  • Rửa mũi.bằng nước muối định kỳ

Phòng tránh viêm xoang mạn tính

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc viêm xoang mạn tính bằng cácH:

  • Cố gắng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước bữa ăn.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Tránh khói thuốc lá và các nguồn không khí bị ô nhiễm.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp.
Rửa mũi có thể phòng tránh viêm xoang mạn tính

Điều trị viêm xoang mạn tính sớm, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống vừa tiết kiệm chi phi hơn. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của viêm xoang, Quý khách có thể đến Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Quốc tế Dolife để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]