Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

05/04/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe cho con yêu!

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương sâu gây mất đi lớp niêm mạc có giới hạn cả phần cơ và dưới niêm mạc của niêm mạc dạ dày. Căn bệnh này được hình thành từ những nguyên nhân sau:

1.1 Vi khuẩn H.Pylori (vi khuẩn HP)

Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 60-90% số trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP sau khi thâm nhập vào cơ thể sẽ sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Khi gặp các điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ tiết ra độc tố khiến dạ dày tá tràng bị kích thích gây ra viêm loét.

Các nhà khoa học cũng ghi nhận rằng vi khuẩn HP khi nhiễm vào một cơ thể trẻ em, chúng có thể tồn tại đến tận khi đứa trẻ trưởng thành và gây tái phát bệnh nếu như không được điều trị tận gốc.

Khoảng 60-90% số trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn HP

 

1.2 Do môi trường sống không được đảm bảo

Theo nhiều nghiên cứu, căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường xảy ra chủ yếu tại các nước đang phát triển. Tại những nước này dân trí vẫn còn thấp, những thói quen nhai, mớm cơm cho trẻ vẫn được duy trì, từ đó gây truyền nhiễm vi khuẩn từ người lớn sang trẻ em.

1.3 Do chế độ ăn uống không hợp lý

Các loại đồ ăn nhanh luôn là món khoái khẩu của trẻ em. Những loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… không chỉ có hại chung cho sức khỏe, mà cũng rất dễ gây viêm loét dạ dày.

1.4 Hậu quả của thuốc hoặc các bệnh khác

Trẻ em  mắc các bệnh như suy thận, choáng, stress thuốc ( corticoides, kháng viêm không steroids, aspirin,…), nhiễm trùng,…, cũng có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.

2. Triệu chứng của viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em

Tuy có những biểu hiện tương tự như viêm dạ dày tá tràng ở người lớn nhưng ở trẻ em, các triệu chứng này thường khó phát hiện hơn. Trẻ em còn nhỏ, không tự ý thức được những thay đổi về sức khỏe nên rất khó để các em có thể giãi bày với cha mẹ. Vì vậy, khi nhận thấy con có các triệu chứng sau đây, bố mẹ hay cho con đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay:

2.1 Đau bụng

Đau bụng là biểu hiện thường gặp nhiều nhất khi trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng, chiếm khoảng 81 – 97%. Tuy nhiên, khác với người lớn, khi bị đau dạ dày tá tràng trẻ thường đau quanh rốn, trên vùng rốn, đau thất thường, đau trước hoặc sau bữa ăn. Vì vậy, bố mẹ thường nghĩ rằng trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa. Đến khi phát hiện hiện thì bệnh đã trở nặng.

Đau bụng là biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng

2.2 Buồn nôn, ợ hơi

Đây là biểu hiện thứ hai thường xuất hiện khi trẻ bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Trẻ thường buồn nôn, nôn ói sau khi ăn no. Nguyên nhân là do các vết viêm loét dạ dày co bóp.

Bên cạnh đó, khi dạ dày tá tràng có vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa kịp sẽ tích tụ, lên men, tạo thành hơi đẩy lên gây ợ chua.

2.3 Khó tiêu, chán ăn

Dạ dày tá trạng bị viêm loét khiến việc co bóp, nghiền nát thức ăn không hiệu quả. Từ đó dẫn đến thức ăn tồn đọng gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu sẽ dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ.

Trẻ thường chán ăn do bị đầy hơi, khó tiêu

2.4 Rối loạn tiêu hóa

Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa. Dạ dày tá tràng viêm loét có thể khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, phân sống,…

3. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm dạ dày

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý không chỉ giúp con khỏe mạnh mà cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày cho con. 

  • Xây dựng cho con chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất
  • Không cho con ăn các loại đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh hay các loại nước uống có gas
  • Chia nhỏ bữa ăn để con vừa dễ tiêu những cũng nạp đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể
  • Mẹ nên sử dụng những loại thực phẩm có nguồn Protein dễ tiêu từ lườn gà, thịt nạc heo, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên ăn sữa mẹ hoàn toàn. Khi trẻ ăn cơm cũng không nên để trẻ ăn cơm chan canh vì trẻ sẽ dễ nuốt chửng, gây khó tiêu.
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn dễ tiêu hóa

Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ nhỏ

  • Tuyệt đối không mớm cơm, thức ăn cho trẻ 
  • Tạo cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kĩ, ăn chín uống sôi
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi ăn 
  • Khuyến khích con luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Dành thời gian trò chuyện với con để con giảm bớt áp lực trong học tập và cuộc sống hàng ngày. 
  • Cho con thăm khám sức khỏe định kì
  • Cho trẻ dùng bát, cốc, thìa riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn

Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho cha mẹ kiến thức cần thiết về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Nếu con có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, cha mẹ hãy cho con thăm khám tại BVQT DoLife. Liên hệ đến số hotline 1900 1984 hoặc theo địa chỉ 108, Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Từ mang thai đến khi làm mẹ là một hành trình thiêng liêng khi bé từng ngày lớn lên bên trong mẹ. Mong ngóng gặp con, mẹ có thể mẹ thường nôn nóng đi siêu âm nhiều lần. Nhưng siêu âm thai nhiều có tốt không? Có những lưu ý gì mẹ cần quan tâm […]

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là điều mà đa phần phụ nữ đều phải trải qua khi chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh. Việc này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe chị em? Đâu là giải pháp giúp hạn chế tình trạng này? Để DoLife giúp bạn giải đáp […]

Những lưu ý ba mẹ nhất định phải biết khi tiêm chủng cho trẻ

Những lưu ý ba mẹ nhất định phải biết khi tiêm chủng cho trẻ

Tiêm chủng vắc-xin cơ bản trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là quyền lợi của trẻ em và là trách nhiệm của cha mẹ được pháp luật quy định. Nếu không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, để lại di chứng […]