Viêm gân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

01/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm gân là bệnh lý thường gặp ở những người chơi thể thao. Vậy triệu chứng khi bị viêm gân là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết!

Viêm gân là bệnh gì?

Viêm gân là căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở các vận động viên thể thao. Đây là tình trạng các yếu tố gây hại tấn công vào vùng dây chằng nối các xương với nhau. Hậu quả khiến vùng này bị viêm, sưng gây đau đớn cho người bệnh. 

Viêm gân là tình trạng dây chằng bị viêm hoặc kích ứng do một số nguyên nhân khác nhau.

Viêm gân có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của gân. Tuy nhiên, phổ biến nhất là:

– Viêm gân vai,

– Viêm gân cổ chân,

– Viêm gân cổ tay,

– Viêm gân khuỷu tay,

– Viêm gân gót chân,

– Viêm gân bàn chân,…

Nguyên nhân gây viêm gân là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm gân. Tuy nhiên, những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

– Vận động khớp quá tầm hoặc vận động các khớp lặp đi, lặp lại trong thời gian dài.

– Xuất hiện những chuyển động quá tầm ảnh hưởng tới gân.

– Chấn thương mạnh vào xương, khớp gây tổn thương gân.

– Tác dụng phụ của thuốc như statin (thuốc điều trị mỡ máu), kháng sinh.

– Các bệnh lý nền như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gút, thoái hóa khớp, nhiễm trùng.

– Người lớn tuổi ít vận động , các vùng chi xa bị thiếu máu nuôi.

– Yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình có người bị viêm gân thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

– Sử dụng cồn và thuốc lá: Các tác động tiêu cực từ việc sử dụng cồn hoặc thuốc lá có thể gây ra viêm gân. Bởi vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và khả năng phục hồi của cơ thể.

Biểu hiện chung của bệnh nhân đó là đau, khó chịu tại khu vực dây chằng viêm hoặc kích ứng.

Triệu chứng khi bị viêm gân

Khi bị viêm gân, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

– Đau tại vị trí các gân bị viêm. Tính chất đau liên tục cả ngày và đêm khu trú tại một vị trí, ít khi lan xa. Thường đau tăng lên khi ấn, khi vận động, nhất là vận động chủ động và vận động đối kháng. Sờ dọc theo gân bị viêm gây ra đau với các mức độ khác nhau.

– Mô mềm xung quanh vùng bị viêm gân sẽ đau, nóng đỏ và sưng nề, có tụ dịch.

– Trong bệnh xơ cứng bì hệ thống, bao gân vẫn có thể khô nhưng các gân trong bao gân sẽ cọ xát vào nhau khi vận động. Dấu hiệu này có thể được phát hiện bằng cách sờ vào bao gân.

– Nếu viêm gân do vi khuẩn lậu, ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân còn có thể nóng sốt, phát ban ngoài da, tăng tiết dịch âm đạo hoặc dương vật.

– Giảm khả năng di chuyển, giảm sức mạnh và khả năng nâng đỡ của cơ

– Có tiếng cạp cạp, nổ, hoặc cảm giác bị rạn nứt ở vùng gân bị tổn thương

Viêm gân có nguy hiểm không?

Viêm gân cấp tính thường gây đau, khó chịu nhưng có thể được điều trị khỏi trong vài ngày đến vài tuần. Thế nhưng, với những trường hợp viêm gân mãn tính, mức độ nghiêm trọng đáng lo ngại hơn. Các biến chứng khi bệnh viêm gân không được điều trị có thể kể đến như:

– Viêm gân mãn tính: đau kéo dài, tăng lên khi di chuyển.

– Hạn chế vận động: do gân bị viêm làm giảm sức mạnh của cơ.

– Đứt gân: gân bị viêm gây phá hủy gân trong thời gian dài sẽ dẫn tới đứt.

– Yếu cơ: do gân không đủ khỏe để tăng sức mạnh cho cơ

Viêm gân là tình trạng thường gặp với vận động viên và người chơi thể thao thường xuyên.

Chẩn đoán viêm gân thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng, triệu chứng toàn thân.

Một số xét nghiệm chẩn đoán xem bệnh nhân có bị viêm gân không:

– Xét nghiệm máu: Để loại trừ những nguyên nhân gây đau, viêm khác như viêm khớp, gout.

– Chụp X-quang: Quan sát cặn canxi xung quanh gân, điều này có thể giúp quá trình chẩn đoán bệnh.

– Chụp MRI hay siêu âm: Xem xét tình trạng viêm và sưng tại bao gân.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Viêm gân hiệu quả

Điều trị viêm gân chủ yếu giảm đau và giảm viêm ở gân. Một số phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm:

– Nghỉ ngơi: Nguyên nhân dẫn tới viêm gân là do hoạt động quá mức. Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm viêm.

– Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh: Chườm đá trong 10 – 15 phút/1 – 2 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng tấy và đau.

– Thuốc giảm đau: Những thuốc chống viêm không steroid sẽ giùm giảm đau và viêm như Ibuprofen,…

– Thuốc tiêm corticosteroid: Nếu tình trạng viêm và đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid xung quanh gân.

– Vật lý trị liệu: Xoa bóp vùng viêm sẽ giúp giảm đau..

– Kéo dãn và tập thể dục: Thực hiện các bài tập để tăng cường sức mạnh cho gân ở vùng bị viêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm gân. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Bệnh viêm gân tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý điều trị và dùng thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám với chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]