Trĩ nội: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

16/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trĩ nội là một trong 3 loại trĩ của bệnh trĩ – bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành tại Việt Nam. Đây cũng là loại trĩ khó phát hiện nhất gây ra nhiều khó khăn trong điều trị.

Tổng quan về trĩ nội

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội là tình trạng trĩ phát sinh từ khoang dưới niêm mạc, trên đường lược do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sưng phình, co giãn quá mức. 

Trĩ nội thường nằm ở gần cuối trực tràng khiến người bệnh không thể sờ hay nhìn thấy, trừ khi trĩ bị sa ra ngoài. Đặc biệt, ở nam giới, trĩ nội ít sa ra ngoài do cấu trúc cơ sàn chậu chắc.

Độ tuổi phổ biến mắc trĩ nội là từ 28 – 50 tuổi. Phần lớn các trường hợp chỉ được phát hiện và điều trị khi đã xuất hiện biến chứng chảy máu.

Các cấp độ bệnh

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

– Cấp độ 1

Búi trĩ mới hình thành, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Hình ảnh nội soi cho thấy xuất hiện các nốt sần mềm, đỏ, kích thước đa dạng trên niêm mạc trực tràng. Người bệnh thường chỉ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu khi đi đại tiện.

– Cấp độ 2

Búi trĩ nằm trong ống hậu môn nhưng thập thò hoặc sa ra khi rặn đi cầu. Búi trĩ tự thụt vào trong sau khi đi cầu xong.

– Cấp độ 3

Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn và không thể tự co lại vào trong, chỉ co vào khi người bệnh dùng tay đẩy ngược vào. Khi đi vệ sinh, hậu môn đau rát, chảy máu. Với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau rát ngay cả khi ngồi ghế.

– Cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất khi búi trĩ thường xuyên sa khỏi ống hậu môn. Khi đó, búi trĩ sưng phồng, lưu thông máu bị cản trở. Người bệnh không bị chảy máu nhưng xuất hiện dịch nhầy tiết ra gây viêm loét, ẩm ướt, hoại tử búi trĩ.

Minh họa 4 cấp độ bệnh
Minh họa 4 cấp độ bệnh

Nguyên nhân dẫn đến trĩ nội

Trĩ nội có thể là ảnh hưởng từ quá trình lão hóa gây thiếu collagen mô vùng hậu môn trực tràng. Bên cạnh đó, một số yếu tố gây trĩ phổ biến như:

– Thường xuyên táo bón, tiêu chảy khiến trực tràng chịu nhiều áp lực.

Mang thai và sinh con.

– Béo phì.

– Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ gây căng thẳng quá mức tới vùng trực tràng.

Triệu chứng của trĩ nội

Tùy vào mức độ mà trĩ nội có thể gây các triệu chứng khác nhau. Đa phần các trường hợp, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

– Chảy máu: Máu đỏ tươi lẫn trong phân hoặc xuất hiện trên giấy vệ sinh khi lau.

– Búi trĩ sa ra ngoài gây khó chịu, ngứa ngáy, sưng tấy.

–…

Phương pháp điều trị trĩ nội

Chẩn đoán

Để chẩn đoán trĩ nội, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực trực tràng:

– Kiểm tra trực quan: đeo găng tay chuyên dụng và luồn ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra búi trĩ, trương lực cơ và các yếu tố liên quan.

– Nội soi thăm khám trực tràng: Luồn ống nội soi qua đường hậu môn để kiểm tra trực tràng của người bệnh.

– Các phương pháp khác: Soi đại tràng sigma, Xét nghiệm tìm máu trong phân, Soi hậu môn.

Trĩ nội bên trong trực tràng
Trĩ nội bên trong trực tràng

Điều trị

Các phương pháp loại bỏ búi trĩ được áp dụng phổ biến trong điều trị trĩ nội hiện nay:

Đông tụ

Với phương pháp này, búi trĩ được đông  máu bằng tia hồng ngoại (IRC). Bác sĩ chiếu tiêu hồng ngoại vào búi trĩ để làm hình thành mô sẹo, cắt đứt lưu lượng máu đến đây. Sau khoảng 1 tuần, mô sẽ chết và tự rơi khỏi hậu môn.

Đây là phương pháp ít xâm lấn, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tái phát.

Liệu pháp xơ hóa

Liệu pháp xơ hóa là phương pháp điều trị với xâm lấn tối thiểu. Các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng sẽ được tiêm dung dịch hóa chất khiến chúng bị tổn thương, co lại và triệt tiệu. Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp trị nội nhẹ. 

Ưu điểm của liệu pháp xơ hóa chính là chi phí thấp, phục hồi nhanh và ít đau; hữu hiệu với các trường hợp bệnh nhân có bệnh nền đang dùng thuốc tim mạch, tai biến, tiểu đường, thuốc chống đông…

Thắt trĩ bằng phương pháp CRH O’Regan

CRH O’Regan được đánh giá là một trong những phương pháp loại bỏ và ngăn ngừa trĩ nội tái phát tốt nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nối nhỏ và dùng lực hút nhẹ nhàng để loại bỏ búi trĩ. Sau điều trị, người bệnh thường không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.

Thắt búi trĩ

Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn dựa trên nguyên lý cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ để làm chế mô, để lại mô sẹo giúp ngăn ngừa trĩ tái phát. Bác sĩ thường sử dụng dây thun và cố định búi trĩ bằng kẹp để cắt đứt lưu thông máu nuôi búi trĩ, từ đó loại bỏ trĩ hiệu quả.

Phương pháp này giúp hạn chế tối đa sự tái phát của trĩ nhưng lại có nhược điểm là gây đau đớn và cần thời gian phục hồi nhất định. 

Phẫu thuật

Đây là biện pháp cuối cùng được chỉ định nếu các biện pháp trên không đem lại được hiệu quả mong muốn. Tùy vào hoàn cảnh thực tế mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp: Mổ Longo, mổ laser, siêu âm THD…

Tùy vào tình trạng trĩ mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp
Tùy vào tình trạng trĩ mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp

Trên đây là những thông tin chung về trĩ nội Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]