Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

10/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự,  cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé!

Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non 

Trẻ sinh non là trẻ chào đời khi chưa đủ 37 tuần tuổi của thai kỳ. So với những trẻ em đủ tháng, trẻ sinh non mắc nhiều nguy cơ hơn. Tiêu biểu là: Khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển về tâm thần… Nguy hiểm hơn, trẻ sinh non càng ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lý càng lớn.

Thông thường, trẻ sinh non sẽ có 2 cách tính tuổi bao gồm:

– Cách tính tuổi theo thời gian: Là tuổi của trẻ khi được sinh ra tùy theo số ngày, số tuần hoặc năm tuổi của trẻ.

– Cách tính tuổi điều chỉnh: Tuổi điều chỉnh là tuổi tính theo ngày dự sinh. Tuổi này là căn cứ để đánh giá sự phát triển của bé. Ví dụ: Bé 6 tháng tuổi được sinh sớm 1 tháng thì tuổi điều chỉnh là 5 tháng tuổi.

Hầu hết trẻ sinh non đều có thể bắt kịp sự phát triển trong vòng từ 2 đến 3 năm. Sau thời gian này, mọi sự khác biệt về kích thước hay sự phát triển khác đều mang tính chất cá nhân từ trẻ thay vì lý do sinh non. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh sẽ mất nhiều thời gian để bắt kịp sự phát triển của trẻ khác.

Trẻ sinh non là trẻ chào đời khi chưa đủ 37 tuần tuổi của thai kỳ.
Trẻ sinh non là trẻ chào đời khi chưa đủ 37 tuần tuổi của thai kỳ.

Trẻ sinh non có phát triển bình thường được không? 

Để giải đáp thắc mắc “Trẻ  sinh non có phát triển bình thường được không?”, mẹ có thể tham khảo một số thông tin dưới đây!

 

Về khả năng ngôn ngữ 

Trẻ nhỏ thường học ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau. Đa số trẻ sinh non thì khả năng này có thể chậm hơn so với trẻ đủ tháng. Ngoài ra, các bé sinh non gặp nhiều khó khăn hơn việc nói và hiểu, dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.

Tuy nhiên thì không phải trường hợp sinh non nào cũng bị như vậy. Ngược lại, số ít trẻ sinh non sở hữu khả năng kiểm soát ngôn ngữ vô cùng tốt. Bố mẹ có thể giúp con nâng cao khả năng ngôn ngữ nhờ việc đọc sách, hát cho bé nghe và thường xuyên đáp lại con mỗi khi bé có phản ứng.

Về khả năng vận động 

Đa phần trẻ sinh non hay trẻ nhẹ cân có khả năng gặp vấn đề về thể chất và vận động. Khi con chào đời, bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu vận động cơ thể. Theo thống kê, khoảng 15% trẻ sinh non có tình trạng suy yếu về vận động, hay còn gọi bại não. Chẩn đoán chính xác về bại não trước 12 tháng thường khá khó khăn. Bởi tất cả còn phụ thuộc vào chẩn đoán các kỹ năng phát triển của bé như là ngồi, bò hay đi bộ.

Về các giác quan 

Đa số các trẻ sinh non thường phát triển bình thường nhưng có nhiều khả năng mắc bệnh về thính giác hay thị giác. Một số bố mẹ cho rằng trẻ sinh non mang nhận thức cao, đặc biệt nhạy cảm với kích thích như tiếng ồn. Một số trẻ sinh non cũng gặp tình trạng khó khăn khi bú. Ngoài ra, con sở hữu ngưỡng đau thấp hơn bé sinh đủ tháng.

Những thăm khám kiểm tra sự phát triển của trẻ sinh non 

Bố mẹ lưu ý, tất cả trẻ sinh non đều cần thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển. Một số trẻ khác cần được thăm khám sớm hơn.

Để đánh giá hiệu quả về việc nuôi trẻ sinh con, bác sĩ sử dụng độ tuổi đã được điều chỉnh để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đây là tuổi của trẻ tính từ ngày dự sinh chứ không phải ngày trẻ ra đời.

Đến khi trẻ 2 tuổi, trẻ sẽ được kiểm tra giống với trẻ khác cùng tuổi. Đối với trẻ được sinh ra trước 28 tuần, trẻ cần thêm một đợt kiểm tra khi được 4 tuổi. Trong các lần thăm khám, trẻ được lấy chỉ số chiều dài và cân nặng. Trường hợp cần thực hiện thêm xét nghiệm, trẻ cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ vật lý trị liệu ngôn ngữ, tư vấn về dinh dưỡng. Phụ huynh lưu ý cần có sự phối hợp với bác sĩ để quá trình chăm sóc trẻ diễn ra toàn diện nhất.

Chăm sóc trẻ sau sinh non thế nào đúng cách? 

Chế độ chăm sóc dành cho thai phụ 

Với những thai phụ có con sinh non đôi khi có thể gặp trở ngại trong tâm lý. Lúc này, bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để có sự hỗ trợ nhất về mặt tinh thần.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục. Sau sinh từ 2-3 ngày, mẹ lưu ý tắm bằng nước ấm. Nếu bị tắc tia sữa cần xử lý nhanh để tránh tình trạng viêm vú, áp xe vú. Bên cạnh đó, với sản phụ sinh mổ hay sinh thường, vận động sớm sau sinh đều là biện pháp được bác sĩ khuyến khích.

Chế độ chăm sóc đúng cách dành cho trẻ sinh non

Trong 2 năm đầu, trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho phụ huynh:

Trẻ sinh non cần thăm khám định kỳ với bác sĩ 

Thăm khám định kỳ với các bác sĩ để theo dõi cân nặng, chiều cao cũng như các chỉ số khác. Để theo dõi sự phát triển của trẻ, bác sĩ có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng nhằm theo dõi mức độ hoạt động của trẻ.

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc trẻ
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc trẻ

Chú ý đến thời điểm cho trẻ sinh non ăn dặm 

Cho trẻ sinh non ăn thức ăn dặm từ thời điểm 4 đến 6 tháng sau ngày sinh ban đầu. Lưu ý, trẻ sinh non không phát triển tốt như trẻ sinh đủ tháng. Do đó, trẻ có thể phát mất nhiều thời gian hơn để phát triển khả năng nhai nuốt.

Thời gian ngủ của trẻ sinh non

Trung bình trẻ sinh non ngủ nhiều giờ hơn so với trẻ đủ tháng. Lưu ý trong khi trẻ ngủ, trẻ cần được đặt trên giường nằm ngửa, không để trẻ nằm sấp. Bởi nằm sấp có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Kiểm tra thị lực và thính giác ở trẻ sinh non 

Theo nghiên cứu, một số trẻ sinh non mắc bệnh về mắt như bệnh võng mạc (ROP). Với trường hợp trẻ bị ROP, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đưa trẻ thăm khám thường xuyên theo định kỳ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp vấn đề về thính giác hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Phụ huynh có thể kiểm tra thính giác bằng cách tạo ra tiếng động phía sau hoặc bên cạnh bé. Nếu bé không phản ứng với tiếng động lớn cần liên hệ với bác sĩ.

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sinh non 

Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sinh non có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi trẻ sinh non có nguy cơ bị cảm cúm cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Kế hoạch tiêm phòng đầy đủ có thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Đặc biệt, trẻ sinh non cần được thăm khám, kiểm tra bằng các xét nghiệm sàng lọc chuyên sâu. Do đó, tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe con một cách toàn diện nhất.

Đừng quên đưa trẻ thăm khám định kỳ với bác sĩ càng sớm càng tốt
Đừng quên đưa trẻ thăm khám định kỳ với bác sĩ càng sớm càng tốt

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc “Trẻ sinh non có phát triển bình thường không”. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, phụ huynh có thể liên hệ đến HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]