Tiểu buốt có mủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

10/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tiểu buốt có mủ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng gây đau đớn, khó chịu mỗi khi đi tiểu. Nguyên nhân và cách xử trí với tình trạng này như thế nào? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới!

Tình trạng tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt có mủ là tình trạng đau buốt, khó chịu kèm chảy mủ khi đi tiểu. Nước tiểu khi đó có màu đục hoặc như có mủ kèm theo. Trong một số trường hợp, sau khi đi tiểu, người bệnh còn thấy mủ trắng đọng lại ở âm đạo (nữ giới) hoặc dương vật (nam giới).

Khi xét nghiệm nước tiểu ở người bệnh sẽ thấy lượng lượng bạch cầu trong nước tiểu tăng cao, mỗi 1mm3 nước tiểu chứa ít nhất 10 tế bào bạch cầu.

Tiểu buốt chứa mủ thường là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng đường tiểu với các cơn đau khó chịu bắt buồn từ niệu đạo, bàng quang hay vùng đáy chậu. Nguyên nhân gây bệnh thường khá đa dạng, phổ biến nhất là các bệnh lây qua đường tình dục, viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo…

Nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt lẫn mủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nhiễm trùng liên quan đến hệ tiết niệu (thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang) với các bệnh lý như:

– Nhiễm trùng huyết

– Viêm kẽ bàng quang

– Sỏi đường tiết niệu, u đường tiết niệu

Bệnh thận

– Viêm tuyến tiền liệt

Thận đa nang

– Ký sinh trùng

– Bệnh tự miễn: SLE hay Kawasaki

– Bệnh lao

– …

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiểu buốt có mủ
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiểu buốt có mủ

Hoặc tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) như bệnh lậu, giang mai, nhiễm virus…

Ngoài ra, tiểu lẫn mủ có thể là phản ứng của cơ thể khi dùng các loại thuốc như:

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc chống viêm không steroid: ibuprofen, aspirin

– Kháng sinh penicillin

– Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole

– …

Để xác định được chính xác bệnh lý và nguyên nhân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng của tiểu buốt có mủ.

Các triệu chứng đi kèm tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt kèm mủ xuất hiện với tình trạng nước tiểu đục (có mủ) do tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu. Cùng với đó, người bệnh thường thấy đau buốt, khó chịu khi đi tiểu.

Khi bị nhiễm trùng tiểu, các triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

– Tiểu nhiều, tiểu rắt

– Tiểu ra máu

– Nước tiểu có mùi hôi

– Đau hông, lưng

– Sốt

– Một số trường hợp có thể kèm đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn…

Tiểu buốt chứa mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Tiểu buốt chứa mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Điều trị tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt có mủ có nguy hiểm không?

Tiểu buốt có mủ nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp thì có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng:

– Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

– Suy giảm đời sống tình dục.

– Ảnh hưởng tâm lý: căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi…

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiết niệu.

– …

Điều trị

Để điều trị tiểu buốt lẫn mủ cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Với nam giới, tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng tiểu. Khi đó, việc điều trị cần sử dụng kháng sinh (đợt ngắn) như trimethoprim-sulfamethoxazole đường uống hay nitrofurantoin…

Với các trường hợp do STI (vi khuẩn và bệnh lao), người bệnh cũng được sử dụng kháng sinh.

Nếu dùng kháng sinh đủ liều mà bệnh không cải thiện, người bệnh có thể rơi vào các trường hợp:

– Xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc trong cơ thể

– Bệnh trở nặng gây nhiễm trùng huyết

– Xuất hiện ổ nhiễm khác (ngoài nhiễm trùng đường tiểu)

Việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Khi đó, người bệnh cần được điều trị theo phác đồ chuyên biệt, theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện sức khỏe.

Trong thời gian điều trị, cần lưu ý:

– Kiêng quan hệ tình dục. 

– Uống từ 2 – 2.5l nước/ngày.

– Tăng cường rau củ quả tươi, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C.

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa caffein, cồn…

– Giữ sạch sẽ cơ thể. Vệ sinh cơ quan sinh dục bằng nước ấm, hạn chế dùng chất làm sạch có mùi hương mạnh.

– Duy trì vận động ở mức độ phù hợp.

– Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Thay đồ thường xuyên.

Phòng ngừa tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt có mủ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nam – nữ ở mọi độ tuổi. Để phòng ngừa tình trạng này cần lưu ý:

– Tăng cường rau củ, trái cây tươi trong chế độ ăn, đặc biệt là rau cải hay các loại trái cây giàu vitamin C. Có thể uống nước râu bắp mỗi ngày.

– Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng.

– Hàng ngày Tập luyện đều đặn với cường độ phù hợp.

– Uống đủ nước (theo nhu cầu của cơ thể, trung bình 2 lít nước/ ngày).

– Tránh các thực phẩm không tốt cho bàng quang như: trà, cà phê, đồ uống chứa cồn…

– Không nhịn tiểu. Đi tiểu khi thấy buồn tiểu. Đảm bảo tiểu hết mỗi lần tiểu tiện. Sau khi quan hệ tình dục thì nên đi tiểu.

– Sinh hoạt điều độ, khoa học: không thức khuya, ngủ đủ giấc.

– Tránh căng thẳng, áp lực để không ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khi phát hiện các dấu hiệu của tiểu buốt chứa mủ, cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều dùng của thuốc mà chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

Trên đây là những thông tin chung về tiểu buốt có mủ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]