Bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai đều có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng với thai nhi và mẹ. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung gây ra nhiều nguy cơ đáng lo ngại với sức khỏe của trẻ khi chào đời, thậm chí, đe dọa tử vong cho bé ngay trong thai kỳ hoặc khi mới sinh.
Tổng quan về tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung
Thai chậm phát triển trong tử cung là gì?
Thai chậm phát triển trong tử cung (Intrauterine Growth Restriction – IUGR) là tình trạng thai nhi suy dinh dưỡng ngay từ khi trong bụng mẹ. Trong đó, kích thước và trọng lượng thai không đạt mức cần thiết.
Để xác định thai nhi có chậm tăng trưởng không, thai cần được ước lượng trọng lượng và đo kích thước dưới đường bách phân vị thứ 10 hoặc thứ 5 ít nhất 2 lần.
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung không phải là vấn đề hiếm gặp, có ảnh hưởng tới 5 – 7% thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
– Tăng tỷ lệ mắc bệnh, biến chứng, thậm chí tử vong ở trẻ sau sinh.
– Dễ gặp các di chứng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ.
– Có nguy cơ cao bị vàng da, thừa hồng cầu, biến chứng về tim mạch hay cao huyết áp khi về già.
Phân loại
Dựa trên thời gian khởi phát, thai chậm tăng trưởng trong tử cung được chia ra thành 2 loại chính:
– Thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm: Thai được chẩn đoán nhẹ cân trước tuần thai thứ 32.
– Thai chậm tăng trưởng khởi phát muộn: Thai được chẩn đoán nhẹ cân sau tuần thai thứ 32.
Dựa trên hiện tượng, IUGR được chia thành 2 loại:
– Cân xứng: Thai có mọi số đo sinh học nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng, rối loạn di truyền…
– Bất cân xứng: Thai có chỉ số vòng đầu và xương đùi bình thường nhưng vòng bụng nhỏ.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chậm phát triển ở thai trong tử cung. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp như:
– Mẹ mang đa thai
– Mẹ bầu bị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai (sởi, giang mai, nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus…)
– Thiếu ối
– Nhau thai yếu
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như:
– Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng, vóc dáng nhỏ.
– Tử cung có kích thước, hình dạng bất thường.
– Mẹ bầu mắc các bệnh lý như: hồng cầu liềm, đái tháo đường… hoặc bị chảy máu.
– Mẹ bầu có lối sống thiếu lành mạnh, tiếp xúc với chất độc hại trong thời kỳ mang thai.
– Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể: mắc hội chứng Đơn, Turner…
– Thai có các bất thường về xương và di truyền.
Đối tượng nguy cơ
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có thể xuất hiện ở bất kỳ thai phụ nào. Trong đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ chậm phát triển của thai như:
– Mẹ có tiền sử mang thai chậm phát triển trong tử cung.
– Trong thai kỳ, người mẹ tăng cân ít hơn so với mức bình thường.
– Chiều cao của tử cung thấp hơn tuổi thai.
– …
Dấu hiệu nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung
Để xác định chính xác tình trạng phát triển thai trong tử cung, mẹ bầu cần được khám thai định kỳ. Siêu âm là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung:
– Thể tích khoang ối lớn nhất <15cm2 hoặc đo khoang ối lớn nhất <2cm, có biểu hiện thiếu nước ối lớn.
– Động mạch rốn động mạch não giữa, động mạch tử cung có Doppler bất thường: mất/ đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn, tăng kháng trở động mạch rốn…
– Kích thước và trọng lượng thai nhi dưới bách phân vị thứ 10 hoặc 5 không đạt đủ theo tuổi thai.
Ứng phó với tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung
Hiện vẫn chưa có phương pháp nào hữu hiệu trong việc điều trị thai chậm phát triển trong tử cung. Khi phát hiện tình trạng thai nhi, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ và tham khảo ý kiến bác sĩ về hướng xử lý phù hợp.
Trong đó, thai phụ thường được chỉ định:
– Nghỉ ngơi, hạn chế gắng sức, lao động nặng.
– Điều trị tăng huyết áp trong trường hợp tăng huyết áp là nguyên nhân khiến thai chậm phát triển.
– Theo dõi nhịp thai liên tục từ tuần 26 để đánh giá được độ giao động của tim thai và biến đổi của nhịp tim thai.
– Đình chỉ thai nghén với trường hợp:
+ Thai chậm tăng trưởng do có nhiễm sắc thể bất thường hoặc mắc đa dị tật.
+ Thai trên 31 tuần tuổi nhưng có dao động nhịp tim thai kém, dao động độ không liên tục, nhịp chậm đơn độc, kéo dài, lặp đi lặp lại.
+ Thai trên 34 tuần tuổi nhưng Doppler động mạch rốn có dòng tâm trương bằng 0, Doppler động mạch não bất thường, thai xuất hiện dấu hiệu ngừng tiến triển.
+ Thai trên 37 tuần tuổi có bất thường Doppler động mạch rốn, động mạch não…
Biện pháp ngăn ngừa
Để phòng ngừa thai chậm tăng trưởng trong tử cung, cần lưu ý:
– Đến gặp bác sĩ để được tư vấn về di truyền ngay khi có kế hoạch mang thai.
– Mẹ bầu không sử dụng chất kích thích trước và trong thời kỳ mang thai.
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine trong thai kỳ.
– Dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hợp lý. Tăng cường vitamin và khoáng chất.
– Mỗi ngày tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút.
– Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ khiến thai chậm phát triển.
Trên đây là những thông tin chung về Thai chậm tăng trưởng trong tử cung . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]