Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

19/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Các triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn thường khá phức tạp và khó phân biệt. Việc điều trị cũng chưa có phương pháp đặc hiệu. Người bệnh nên làm gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tổng quan về tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn 

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là gì?

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một nhóm các triệu chứng do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. Loại virus này lây lan chủ yếu qua nước bọt từ người bệnh sang người khỏe mạnh do ho, hắt hơi, nói chuyện, hôn, dùng chung đồ ăn, dụng cụ ăn uống… và không lây qua máu.

Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính cần chẩn đoán dựa trên lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus. Việc điều trị hiện nay tập trung vào điều trị triệu chứng và hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp tăng bạch cầu đơn nhân là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não, viêm tủy, rối loạn tâm thần…

– Biến chứng huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, tan máu, nhiễm khuẩn, xuất huyết…

– Vỡ lách gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

– Biến chứng hô hấp: Viêm phổi không thuyên tắc, Tắc nghẽn đường thở…

– Biến chứng ở gan: tăng acid amin…

Ở những trường hợp không biến chứng, thường sau 10 ngày nhiễm virus, người bệnh sẽ hết sốt, lách và hạch dần nhỏ lại. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài tới 2 – 3 tháng.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh

Epstein-Barr virus (EBV) là nguyên nhân chính gây tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do Cetomegalo Virus (CMV, hay HHV-5) hay do các tác nhân ít gặp như: virus Herpes, HIV cấp tính, nhiễm Toxoplasmosis…

Triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn 

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau khoảng 4 – 8 tuần nhiễm virus. Người bệnh thường có các dấu hiệu như:

– Sốt, mệt mỏi

– Đau họng

– Đau cơ

– Hạch to, đau nhẹ nhưng không dính, không hóa mủ

Viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, chấm xuất huyết ở vòm miệng

– Lách to

– Phát ban dạng chấm huyết hoặc dát sẩn

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương: liệt dây thần kinh VII ngoại vi, tổn thương phổi gây khó thở, ho, tắc nghẽn đường thở

– Nhịp tim nhanh, loạn nhịp

– Suy thận

– Viêm gan

– Nhiều cơ quan có thể bị tổn thương như: ứ mật, viêm gan, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm ruột, viêm tụy, viêm cầu thận, loét bộ phận sinh dục…

– …

Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch
Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch

Các triệu chứng bệnh thường khá phức tạp và khó phân biệt. Bởi vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường mà không tự cải thiện sau 1-2 tuần, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn 

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm liên quan:

– Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như: phát ban, viêm họng, nổi hạch, sốt…

– Các xét nghiệm

+ Xét nghiệm chức năng gan

+ Xét nghiệm kháng thể

+ Đếm bạch cầu

Từ kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị hỗ trợ, theo dõi và kiểm soát các triệu chứng. Trong đó, người bệnh thường được chỉ định:

– Nghỉ ngơi hợp lý

– Uống nhiều nước

– Giảm đau, hạ sốt với paracetamol hoặc NSAIDs

– Bù dịch, bù điện giải và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

– Dùng metronidazol với các trường hợp đau họng, xuất hiện tổn thương họng

– Sử dụng corticoid (vẫn còn tranh cãi) với các trường hợp bệnh nặng, có biến chứng: trẻ có nguy cơ tắc nghẽn đường thở, thiếu máu, tan máu, suy gan tối cấp..

– Dùng thuốc chống trầm cảm với các trường hợp có dấu hiệu trầm cảm

Việc điều trị cần dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể
Việc điều trị cần dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể

Đa phần các trường hợp tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn nguyên phát ở người trưởng thành không có triệu chứng. Qua thời gian, bệnh có thể tự giới hạn. Các loại thuốc kháng virus thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh, cơ quan bị tổn thương, suy giảm miễn dịch… Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp kháng virus được chứng minh mang lại nhiều hiệu quả và cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh suy giảm miễn dịch. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc trong khoảng 7 – 21 ngày với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến các tác dụng phụ mà thuốc gây ra như: độc tính trên thận, ức chế tủy xương, giảm bạch cầu…

Hiện chưa có phương pháp nào được chứng minh là mang lại hiệu quả tối ưu cho phụ nữ có thai. Khi mẹ bầu mắc bệnh, thai nhi cũng có khả năng bị di chứng theo các mức độ khác nhau.

Với trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus (tùy từng trường hợp cụ thể). Với những trường hợp trẻ có biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng, suy giảm nhiễm dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tới liệu pháp kháng virus theo liều lượng nhất định.

Trên đây là những thông tin chung về Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.  Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]