Sàng lọc sơ sinh lấy máu gót chân là gì?

18/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Sàng lọc sơ sinh lấy máu gót chân là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện và điều trị rối loạn nội tiết và chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này thực hiện như thế nào, cần lưu ý điều gì. Nếu như bố mẹ đang có những thắc mắc tương tự cần giải đáp thì hãy tham khảo bài viết nhé!

Tìm hiểu khái quát về lấy máu gót chân

Phương pháp sàng lọc sơ sinh lấy máu ở gót chân là gì? 

Xét nghiệm lấy máu ở gót chân trẻ sơ sinh là thủ thuật y khoa được dùng để phát hiện và điều trị sớm những loại bệnh bẩm sinh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay từ thời điểm trẻ được sinh ra.

Khi thực hiện phương pháp này, điều dưỡng sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng để chích vào gót chân. Sau khi lấy được từ 3 đến 5 giọt máu (tùy vào số lượng bệnh của trẻ). Máu được thấm vào loại giấy đặc biệt và chuyển đến trung tâm xét nghiệm. Sau đó, mẫu máu được cho vào thuốc thử và được đo trên dụng cụ máy chuyên dụng.

Sàng lọc sơ sinh lấy máu gót chân là phương pháp phát hiện và điều trị sớm những loại bệnh bẩm sinh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay từ thời điểm trẻ được sinh ra.
Sàng lọc sơ sinh lấy máu gót chân là phương pháp phát hiện và điều trị sớm những loại bệnh bẩm sinh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay từ thời điểm trẻ được sinh ra.

Tại sao lấy máu ở gót chân mà không phải bất cứ vị trí nào khác? 

Bố mẹ có bao giờ thắc mắc, tại sao vị trí lấy máu lại là gót chân? Câu trả lời là máu ở bất cứ bộ phận hay vị trí nào đều có thể làm xét nghiệm. Tuy nhiên, ở vị trí gót chân thì máu thường dồi dào hơn. Do đó lượng máu đủ để đáp ứng cho các xét nghiệm. Ngoài ra, gót chân còn là bộ phận kém nhạy cảm so với các vị trí khác. Khi bị chích máu, bé cũng sẽ có cảm giác ít đau hơn.

Theo các chuyên gia, tốt hơn hết mẹ nên thực hiện xét nghiệm trong khoảng từ 48 đến 72 giờ sau sinh. Điều này sẽ giúp bé có biện pháp bảo vệ sớm, hạn chế tối đa rủi ro. Đặc biệt, trong một số trường hợp như là sinh non. Lúc này, trẻ cần nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch hoặc cần truyền máu.

Sàng lọc lấy máu ở gót chân giúp phát hiện những bệnh gì? 

Vậy sàng lọc lấy máu ở gót chân nhằm mục đích gì? Dưới đây là một số bệnh lý có thể được phát hiện và điều trị sớm thông qua xét nghiệm máu:

Bệnh lý thiếu men G6PD

Đây là loại bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X bị dị dạng gây nên bệnh vàng da. Nguy hiểm hơn, nếu để kéo dài có thể gây nguy cơ mắc các bệnh về não. Ngoài ra, ở một số trường hợp trẻ gặp phải biến chứng thần kinh, chậm phát triển, thậm chí là tử vong. Nếu như không bị biến chứng vàng da, qua giai đoạn sơ sinh, bệnh có thể bùng phát nhanh chóng sau đó.

Bệnh lý tăng tuyến thượng thận bẩm sinh

Đây cũng là dạng bệnh lý do di truyền tuy nhiên có tỷ lệ thấp hơn. Tuy không phải bệnh lý quá phổ biến, nhưng cha mẹ cũng không nên quá chủ quan. Khi cơ thể trẻ nhiễm bệnh, tuyến thượng thận không thể sản xuất cùng lúc 2 hormone là cortisol và aldosterone đáp ứng nhu cầu bình thường của trẻ. Như vậy, khi đó, bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính. Sau này khi bé gái sinh con thì bắt buộc phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Bệnh lý suy giáp bẩm sinh 

Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết ở giai đoạn sơ sinh.

Tuyến giáp hay còn tuyến nội tiết, đây là bộ phận tuy nhỏ nhưng có vai trò quan trọng. Cụ thể, tuyến giáp đảm nhiệm chức năng điều hòa sự phát triển của các cơ quan. Đồng thời thúc đẩy sự hoạt động và trưởng thành của các tế bào khác trong cơ thể.

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết, trẻ sẽ bị ảnh hưởng về trí tuệ và chiều cao. Nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ được bổ sung hormone tuyến giáp đầy đủ thì sẽ có cơ hội phát triển bình thường.

Lấy máu gót chân giúp trẻ phát hiện một số loại bệnh lý
Lấy máu gót chân giúp trẻ phát hiện một số loại bệnh lý

Quy trình sàng lọc lấy máu ở gót chân diễn ra thế nào? 

Như đã đề cập ở trên, thời điểm lấy máu ở gót chân cho trẻ cần được thực hiện trong vòng từ 48 đến 72 giờ sau khi sinh. Cụ thể, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần thì có thể thực hiện được xét nghiệm.

Trong quá trình thực hiện, bé được nhân viên y tế dùng kim chích vào gót chân để lấy từ 1 đến 2 giọt máu. Máu nhỏ lên giấy chuyên dụng để được mang đi xét nghiệm.

Để việc xét nghiệm được thực hiện dễ dàng hơn, thời điểm từ 3 đến 5 phút trước khi xét nghiệm, bố mẹ nên sử dụng khăn thấm nước khoảng từ 41 đến 42 độ C đã vắt khô để ủ gót chân trẻ. Tùy từng loại bệnh lý mà thời gian trả kết quả khác nhau, thường là trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày.

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm lấy máu ở gót chân 

Nếu như có ý định cho trẻ sàng lọc sơ sinh lấy máu gót chân, bố mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng dưới đây:

– Trong quá trình sàng lọc, trẻ cần được giữ âm, tránh di chuyển động đậy để mũi kim không bị đi lệch, dễ gây tổn thương cho bé.

– Trong trường hợp trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi sinh thì cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm

– Thông báo trung thực về tiền sử bệnh của phụ huynh và gia đình nếu như mắc các bệnh lý về di truyền

Bao lâu thì nhận được kết quả lấy máu ở gót chân? 

Hiện nay, xét nghiệm lấy máu ở gót chân thường sẽ có kết quả sau từ 10 đến 14 ngày kể từ khi tiến hành xét nghiệm.

Khi thu thập được kết quả, bác sĩ sẽ giải thích và tư vấn cụ thể về trường hợp của trẻ. Ở trường hợp cần thiết, trẻ cần được thực hiện kiểm tra, xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện và điều trị bệnh sớm, ngăn chặn biến chứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Đừng quên lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ bố mẹ nhé
Đừng quên lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ bố mẹ nhé

Nhìn chung, lấy máu gót chân là xét nghiệm đáng để bố mẹ lưu tâm sau khi trẻ chào đời. Bởi hơn ai hết, phụ huynh là người mong muốn con chào đời khỏe mạnh, bình an. Khi trẻ có kết quả xét nghiệm sớm, khả năng điều trị thành công là rất cao. Ngoài ra, đây là xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn cho trẻ. Do đó, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi trẻ thực hiện phương pháp này.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]