Sản phụ sinh mổ nên làm gì để nhanh hồi phục?

20/05/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sản phụ sinh mổ thường khó hồi phục hơn sản phụ sinh thường. Vì vậy, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho sản phụ sinh mổ. Hãy cùng DoLife tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ sau sinh mổ nên làm gì?

Để cơ thể nhanh hồi phục và vết thương nhanh lành, sản phụ sinh mổ nên ưu tiên những việc sau đây:

3 ngày đầu sau sinh mổ:

– Ngày đầu sau mổ, mẹ nên uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn dễ ăn tiêu như cháo, súp,…. đến khi có thể xì hơi thì bổ sung đa dạng các thực phẩm khác.

– Mẹ nên đứng dậy nhẹ nhàng tập đi để cơ thể đỡ mỏi và không bị dính ruột

– Nên cho con bú càng sớm càng tốt. Điều này giúp sữa nhanh về và kích thích dạ con co bóp. Vì vết mổ còn đau nên mẹ có thể nằm nghiêng để dễ chịu hơn.

– Sau khi tút ống thông tiểu, mẹ có thể tự đi tiểu. Điều này có thể khiến mẹ bị đau nên mẹ hãy nhờ đến sự hỗ trợ của y tá và của người thân nhé!

Sinh mổ sẽ hồi phục lâu hơn sinh thường
Sinh mổ sẽ hồi phục lâu hơn sinh thường

Chăm sóc sức khỏe sản phụ sau sinh mổ

Sau 3 ngày đầu, những ngày tiếp theo, chế độ ăn uống nghỉ ngơi của sản phụ sẽ dần quay trở lại quỹ đạo bình thường. Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần phải chú y những điều sau đây:

– Đa dạng bữa ăn với những thực phẩm chứa các loại vitamin B, C, K, A. Các vitamin này sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu. Ngoài ra các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm… giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.

– Nên thường xuyên đổi món để tránh sự nhàm chán, kích thích ăn ngon. Sản phụ nên ăn những thức ăn nóng. Tránh ăn uống đồ lạnh hoặc đồ ăn không đảm bảo vệ sinh.

– Nên bổ sung nghệ, gừng vào các món ăn để làm ấm cơ thể và tăng miễn dịch cho miêm mạc ruột.

– Cố gắng ngủ đủ giấc để có tâm trạng thoải mái. Mẹ nên tranh thủ ngủ khi em bé đang ngủ. Bởi trong những tháng đầu giấc ngủ của em bé chưa ổn định nên sẽ ảnh hưởng đến giấc  ngủ của mẹ.

– Sau khi vết mổ đã ổn định, sản phụ có thể tập thể dục hoặc vận động với những động tác nhẹ nhàng.

– Nên tắm hàng ngày để vết mổ không bị nhiễm trùng. Nên tắm nhanh, không ngâm người quá lâu và tắm trong phòng kín gió. 

– Để tránh stress, sản phụ nên tâm sự nhiều hơn cùng chồng và người thân.

Sau sinh mổ, mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý để tâm lý thoải mái
Sau sinh mổ, mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý để tâm lý thoải mái

Sau sinh mổ không nên làm gì?

Phụ nữ sinh mổ nên kiêng những điều sau:

– Không nên nằm ngửa: Khi nằm ngửa mẹ sẽ cảm thấy đau hơn vì tử cung co bóp. Mẹ nên nằm nghiêng, kê gối mềmsau lưng.

– Không nên ngủ quá nhiều: Việc nghỉ ngơi đối với sản phụ sau sinh mổ là rất quan trọng. Tuy nhiên, sản phụ không nên ngủ nhiều. Vì lúc ngủ, nước ối sẽ tích tụ ở tử cung. Mẹ nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa hoạt động trở lại. Việc này cùng giúp ngừa việc tắc tĩnh mạch và chứng dính ruột rất nguy hiểm.

– Không ăn quá no: Sau khi mổ, ruột và thành dạ dày của mẹ đều bị tác động khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại và gây nên tình trạng táo bón, đầy hơi.

Ngoài ra, ăn quá no cũng ảnh hưởng đến vết mổ. Do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ vì thế cũng sẽ căng ra, gây đau, lâu lành, thậm chí gây rỉ máu ở vết mổ.

Sau sinh mổ, nên kiêng thịt gà, rau muống, đồ nếp vì có thể gây viêm, sưng vết mổ
Sau sinh mổ, nên kiêng thịt gà, rau muống, đồ nếp vì có thể gây viêm, sưng vết mổ

– Không tắm nước lạnh: Đây là việc kiêng cữ mà mẹ bầu nhất định phải thực hiện. Vì lúc này cơ thể mẹ rất yếu, rất dễ nhiễm lạnh và nhiễm trùng. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tắm, rửa bằng nước ấm và ở nơi kín gió.

– Kiêng đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ: Mẹ nên tránh các thức ăn cay nóng, thức ăn tanh vì nó sẽ ức chế ngưng sự tụ máu, khiến cho vết mổ lâu lành

– Không nên làm việc sớm. Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành.

– Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia… . Vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.

– Không nên quan hệ sớm. Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm. Thường thì nên kiêng từ 4-6 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.

– Tránh suy nghĩ nhiều. Xúc động mạnh có thể gây hại cho sức khỏe sản phụ, dẫn đến tình trạng thiếu sữa.

– Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan… thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.

– Không nịt bụng ngay sau khi sinh mổ: Nhiều phụ nữ mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh nên sẽ nghĩ đến chuyện nịt bụng. Tuy nhiên, việc nịt bụng sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ, tử cung… Vì vậy, mẹ sinh mổ tuyệt đối không nên nịt bụng hoặc chườm nóng bụng ngay sau sinh.

Sau sinh mổ, sản phụ cần chú ý về cả dinh dưỡng và vận động. Hy vọng bài viết đã giúp giải quyết vấn đề: “Phụ nữ sinh mổ nên làm gì để nhanh hồi phục?” Mọi thắc mắc về các vấn đề sau sinh, chị em có thể liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]