Sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được?

09/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sau sinh thường, sản phụ có thể gặp nhiều biến chứng nếu không vận động và được chăm sóc đúng cách. Sau đẻ thường, đi tiểu là một trong những việc quan trọng chị em cần làm. Vậy sau bao lâu thì sản phụ có thể đi tiểu được?

Đi tiểu sau sinh khi nào là hợp lý?
Đi tiểu sau sinh khi nào là hợp lý?

Sau sinh thường, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay

Đi tiểu ngay sau khi “vượt cạn” không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sản phụ. Trải qua hành trình mang thai và sinh nở, phần đáy chậu và tầng sinh môn của phụ nữ chịu nhiều tổn thương. 

Việc đi vệ sinh ngay sau đẻ thường có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm vết rạch tầng sinh môn. Đặc biệt việc đi đại tiện còn có thể gây ra những tác động khiến vùng đáy chậu bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, việc đi vệ sinh trong vòng 1 – 2 giờ đầu ngay sau sinh là vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ đây là thời gian dễ xảy ra tình trạng băng huyết – có thể gây ra tử vong ở mẹ.

Thông thường, các bác sĩ Sản khoa thường dặn dò sản phụ không nên ăn uống trong vòng 4 tiếng trước khi sinh. Điều này hữu hiệu trong việc giữ cho hệ tiêu hóa sạch sẽ giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn, đồng thời tránh tình trạng són tiểu sau sinh.

Trong 2 tiếng đầu sau sinh, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay
Trong 2 tiếng đầu sau sinh, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay

Đẻ thường sau bao lâu có thể đi tiểu được?

Sau sinh đẻ, cơ thể cần thời gian để phục hồi, và việc đi vệ sinh cũng như vậy.

Đi tiểu sau đẻ thường

Sản phụ đẻ thường sau 2 – 8 giờ từ khi vượt cạn cần phải tiểu tiện ít nhất 1 lần. Nếu trong thời gian này, người mẹ không đi tiểu bất cứ lần nào thì rất có thể gặp phải tình trạng bí tiểu sau sinh.

Sau sinh, tầng sinh môn của cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi. Cùng với đó, việc rạch tầng sinh môn cũng khiến việc đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Bí tiểu sau sinh là vấn đề thường gặp và có thể chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm ổ bụng, nhận định lượng nước tiểu trong bàng quang.

Cách đi tiểu sau sinh thường

Để việc đi tiểu sau khi đẻ thường trở nên dễ dàng hơn, sản phụ ghi nhớ một số lưu ý quan trọng:

– Tập đi tiểu để cơ thể lấy lại phản xạ đi tiểu như bình thường.

– Sử dụng kháng sinh phù hợp để tránh tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

– Tăng cường, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để nhanh hồi phục sức khỏe.

– Dùng thuốc hỗ trợ tăng trương lực bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

– Dùng thuốc chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ.

– Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tầng sinh môn đúng cách.

– Mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay băng vệ sinh để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, không ẩm  ướt, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Từ tiếng thứ 2 sau đẻ thường, sản phụ phải tập đi tiểu theo khung giờ cố định để cơ thể có được thói quen đi tiểu. Dù có thể gặp phải nhiều khó khăn cùng những cơn đau buốt nhưng mẹ phải cố gắng đi tiểu đều. Việc này sẽ giúp hạn chế tích nước trong cơ thể đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang do nhịn tiểu.

Ngoài ra, sản phụ có thể được đặt sonde để thông tiểu để hỗ trợ việc đi tiểu nếu gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Việc đặt ống yêu cầu đúng kỹ thuật, đúng quy trình và vô khuẩn dụng cụ tuyệt đối. Việc thao tác sai có thể làm trầy xước đường tiết niệu gây tình trạng phù nề. Cùng với đó, sonde tiểu không lưu quá 48 tiếng. Mẹ cũng không nên thông sonde nhiều lần/ngày.

Cảnh báo tình trạng khó tiểu sau đẻ thường

Theo thống kê, có tới 13.5% sản phụ sau sinh thường mắc phải tình trạng khó tiểu. Đây không phải là vấn đề hiếm gặp và cũng không gây hại tới sức khỏe, tính mạng sản phụ. Tuy nhiên, khi khó tiểu, mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu, bức bối. Đặc biệt, khi ấn vào bụng dưới, mẹ thường cảm thấy đau đớn, mắc tiểu nhưng không thể đi.

Nguyên nhân gây khó tiểu sau sinh thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiểu sau đẻ thường như:

– Bàng quang chưa co lại trong những giờ đầu sau sinh khiến nước tiểu ứ đọng. Trong quá trình sinh con bằng đường âm đạo, thai nhi đè lên các bộ phận trong cơ thể người mẹ như: bàng quang, niệu đạo. Tác động này khiến bàng quang căng giãn gây ứ đọng nước tiểu.

– Thời gian sinh con kéo dài do sản phụ khó sinh khiến thai nhi vô tình chèn lên bàng quang trong thời gian lâu. Việc này gây ra tình trạng phù thũng khiến mẹ khó tiểu sau sinh.

– Sản phụ cảm thấy đau đớn do tầng sinh môn bị rạch trong khi sinh nên không dám đi tiểu, rặn tiểu.

– Sản phụ bị nhiễm trùng đường tiểu sau sinh gây ra tình trạng sưng huyết, phù nề ống dẫn tiểu gây khó tiểu, bí tiểu.

13.5% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng bí tiểu
13.5% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng bí tiểu

Biến chứng của khó tiểu sau sinh ở sản phụ

Khó tiểu sau sinh thường không gây ra những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sản phụ. Đặc biệt, sau sinh là thời kỳ nhạy cảm – tinh thần của phụ nữ dễ thay đổi tiêu cực.

Ngoài ra, khó tiểu sau sinh có thể gây ra một số  biến chứng như:

– Dây thần kinh bàng quang bị tổn thương, thậm chí bị liệt.

– Suy giảm, thậm chí mất khả năng trương lực bàng quang.

– Thận ứ nước, bị tổn thương do nước tiểu bị tắc nghẽn, ứ đọng.

– Suy giảm chức năng thận, nguy hiểm đến sức khỏe sau này.

Khoa Sản DoLife – giúp chị em cải thiện vấn đề tiểu tiện sau sinh

Các vấn đề về tiểu tiện sau sinh đều đa phần đều có thể khắc phục, cải thiện một cách dễ dàng. Từ chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá cụ thể về chức năng và khả năng điều tiết nước tiểu của cơ vòng niệu đạo, bàng quang, cổ bàng quang.

Quá trình chẩn đoán tình trạng tiểu tiện sau sinh của sản phụ gồm các bước:

– Khám, kiểm tra sàn chậu, niệu khoa.

– Siêu âm, đánh giá hệ niệu, tử cung qua đường âm đạo.

– Xét nghiệm mẫu nước tiểu.

– Đo, kiểm tra niệu động lực học.

Từ kết quả thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe sản phụ. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc đi tiểu sau sinh thường của sản phụ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]