Rong kinh có nguy hiểm không?

01/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rong kinh là thuật ngữ y học để nói về tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường, đây cũng được xem là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt của một người bình thường sẽ kéo dài 28-32 ngày và thời gian hành kinh là 3-5 ngày. Lượng máu kinh nguyệt trong một chu kỳ khoảng 50-80ml, đây chính là lớp niêm mạc tử cung bong ra. 

Rong kinh kéo dài bao lâu?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc nếu lượng máu kinh hơn 80ml thì sẽ được coi là rong kinh. Dựa vào số lần thay băng vệ sinh trong một ngày chị em có thể nhận biết được lượng máu kinh đang ít hay nhiều. Nếu phải thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ chứng tỏ lượng máu kinh đang ra nhiều bất thường.

Dấu hiệu khi bị rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng rất dễ phát hiện nếu chị em chú ý, biểu hiện của rong kinh bao gồm:

– Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường

– Kinh nguyệt ra nhiều, phải thay băng liên tục hàng giờ

– Máu kinh đông thành từng cục

– Đau bụng dưới nhiều hơn bình thường

– Người mệt mỏi, da tái sạm, có hiện tượng thiếu máu

Người mệt mỏi, da tái sạm, có hiện tượng thiếu máu
Người mệt mỏi, da tái sạm, có hiện tượng thiếu máu

Rong kinh thường bị nhầm với rong huyết nên cần phân biệt 2 hiện tượng này:

+ Rong kinh tức là có kinh đúng chu kỳ kinh nhưng bị hành kinh trên 7 ngày.

+ Rong huyết là hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh.

Nguyên nhân gây ra rong kinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh. Tuy nhiên, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

– Mất cân bằng hormone

– Rối loạn chức năng buồng trứng

– U xơ tử cung

– Lạc nội mạc tử cung

– Polyp tử cung

– Biến chứng thai kỳ

– Ung thư

– Rối loạn chảy máu do di truyền

– Đặt vòng tránh thai

– Liên quan đến thai kỳ

– Sử dụng thuốc

– Các bệnh lý khác

– Các yếu tố nguy cơ khác

Rong kinh có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Rong kinh kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và có thể dẫn đến những biến chứng xấu về khả năng sinh sản. Cụ thể như sau:

Thiếu máu

Rong kinh là nguyên nhân gây ra thiếu máu do mất máu quá nhiều vào mỗi chu kỳ kinh. Khi bị thiếu máu, chị em sẽ cảm thấy thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, thiếu sức sống…

Đau bụng dữ dội

Bên cạnh lượng máu kinh nhiều bất thường, chị em có thể cảm thấy đau bụng dữ dội (triệu chứng giống đau bụng kinh nên nhiều khi gây hiểu nhầm và chủ quan không theo dõi triệu chứng). Một vài trường hợp xuất hiện hiện tượng chuột rút khi rong kinh.

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn 

Khi bị rong kinh, máu kinh thường sẽ có màu đen do bị ứ đọng lâu trong tử cung, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây gây bệnh. Những vi khuẩn này có thể theo hướng từ âm đạo lên vòi trứng, buồng tử cung… gây nên những ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời, rong kinh có thể gây vô sinh – hiếm muộn, cướp đi “thiên chức” làm mẹ của chị em phụ nữ.

Rong kinh làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn
Rong kinh làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn

Bị rong kinh phải làm sao?

Điều chỉnh lối sống khoa học

Cách đơn giản và là cách đầu tiên mà chị em cần áp dụng khi bị rong kinh đó chính là cải thiện chế độ sinh hoạt. Chị em cần:

– Nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng

– Ngủ nghỉ đủ giấc

– Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ, thay bằng vệ sinh mới đều đặn

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể sẽ tránh tình trạng thiếu máu, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:

– Bổ sung thêm nhiều nhóm trái cây và rau củ 

– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 

– Bổ sung thêm ngũ cốc bởi chúng chứa ít glycemic sẽ giúp cân bằng nội tiết tố

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê

– Hạn chế ăn đồ cay, nóng 

Khám phụ khoa

Đi khám phụ khoa ngay khi phát hiện bị rong kinh là việc làm cần thiết và quan trọng nhất. Thông qua thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn và hướng xử trí hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Ngoài sử dụng thuốc, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật để xử lý tình trạng rong kinh. Các phương pháp như mổ nội soi, phẫu thuật mổ hở toàn bộ hoặc một phần tử cung, buồng trứng sẽ được chỉ định thực hiện nhằm loại bỏ các yếu tố gây rong kinh kéo dài.

Các yếu tố có thể kể đến như:

– U xơ tử cung

U nang buồng trứng

– U lạc nội mạc tử cung

– Lạc nội mạc,…

Lời khuyên hàng đầu cho chị em phụ nữ khi gặp hiện tượng rong kinh, đặc biệt nếu kéo dài từ 1 tháng đến 2 tháng, thậm chí chỉ cần thấy kinh nguyệt kéo dài 20 ngày là nên đến bệnh viện thăm khám ngay để có hướng điều trị cụ thể và hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay tổng đài 1900 1984 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về chứng bệnh này.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]