Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tình dục của nam giới. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là bệnh lý thầm kín xảy ra khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt là đàn ông từ 40 – 70 tuổi.

Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction) là một tình trạng “bất lực”, khó cương cứng hoặc khó duy trì trạng thái cương cứng khi quan hệ tình dục ở nam giới.

Rối loạn cương dương dẫn đến tâm lý tự ti, ngại ngùng, mặc cảm ở nam giới. Từ đó nó gây ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm ở nữ giới có chồng hoặc bạn tình bị rối loạn cương dương.

Nam giới thường có tâm lý ngần ngại khi trao đổi về tình trạng này cũng như tránh sinh hoạt tình dục và mặc cảm tội lỗi, tự ti.

Phân loại rối loạn cương dương

Tình trạng rối loạn cương dương thường được chia thành 2 dạng chính. Đó là:

Rối loạn cương dương tự nhiên 

Rối loạn cương dương tự nhiên thường gặp ở nam giới cao tuổi. Đây là dạng phổ biến nhất hiện nay. Khả năng duy trì sự cương cứng của đàn ông lớn tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi: 

  • Sự hao mòn (một phần hoặc hoàn toàn của mô); 
  • Sự xơ hóa;
  • Sự phát triển của mô thừa, 
  • Mô cơ trơn trong thân dương vật.

Chứng rối loạn cương dương tự nhiên thường xuất phát từ sự bất thường ở: động mạch, tĩnh mạch dương vật hoặc cả hai. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, rối loạn cương dương thường là một trong những dấu hiệu ban đầu của các bệnh: 

  • Tim mạch, 
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh mạch máu.

Xuất tinh sớm (PE)

Dạng này không giới hạn về độ tuổi. Nam giới trẻ tuổi cũng có thể bị rối loạn chức năng cương dương do xuất tinh sớm.

Rối loạn cương dương ở dạng xuất tinh sớm khiến nam giới xuất tinh chỉ trong khoảng 1 phút sau khi thâm nhập vào âm đạo. Thậm chí, một số trường hợp sẽ xuất tinh trước khi quan hệ tình dục thâm nhập.

Ở nhiều trường hợp, những đàn ông gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng sẽ hình thành thói quen xuất tinh sớm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm mất khả năng cương cứng.

Triệu chứng của rối loạn cương dương

Khi mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều biểu hiện rối loạn cương dương. Những biểu hiện này sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Bạn có thể nhận biết mình có đang gặp phải tình trạng rối loạn cương dương không, dựa vào 4 nhóm triệu chứng sau đây:

  • Mất đi ham muốn và sự khao khát về nhu cầu tình dục. Dương vật mềm trong hầu hết các khoảng thời gian. Và không đáp ứng cho người vợ những nhu cầu sinh lý bình thường.
  • Trường hợp khác, bệnh nhân vẫn có những ham muốn tình dục. Nhưng khi gần gũi với người vợ thì dương vật không có khả năng cương cứng. Dù cho đối phương đã thử nhiều biện pháp kích thích khác nhau.
  • Dương vật thường xuyên cương cứng không theo chủ ý của bản thân, thất thường. Lúc cần thì không thể cương cứng được. Đây cũng là một biểu hiện rối loạn cương dương phổ biến ở phái mạnh.
  • Dương vật có khả năng cương cứng nhưng không giữ được lâu. Khi giao hợp thì lại tự động mềm ra. Và làm mất cảm giác hưng phấn của chủ nhân.
Có ham muốn tình dục nhưng không thể cương cứng dù làm mọi biện pháp kích thích là biểu hiện rõ nhất của rối loạn cương dương

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân bệnh lý

Rối loạn cương dương có thể do các bệnh lý khác gây nên như:

  • Bệnh tim
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh xơ cứng bì
  • Bệnh Peyronie (cong dương vật)
  • Béo phì
  • Bệnh đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Testosterone thấp
  • Xơ vữa động mạch
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Đang sử dụng một số loại thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc NSAID, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, thuốc hormone, thuốc hóa trị, thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt và thuốc chống động kinh)
  • Hút thuốc lá, nghiện rượu và các chất kích thích khác
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phì đại tiền liệt tuyến.
  • Từng trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng xương chậu hoặc tủy sống

Các nguyên nhân tâm lý

Não bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt một loạt các sự kiện thể chất dẫn đến sự cương cứng, bắt đầu bằng cảm giác hưng phấn tình dục. Theo đó, có một số nguyên nhân tâm lý có thể cản trở quá trình này và thậm chí gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương, bao gồm:

  • Trầm cảm, lo lắng hoặc các bệnh lý thần kinh khác
  • Stress
  • Các vấn đề về mối quan hệ do stress, ít giao tiếp hoặc các mối bận tâm khác

Những ai có nguy cơ rối loạn cương dương?

Bệnh dễ dẫn tới tâm lý mặc cảm, tự ti, khiến rất ít nam giới thổ lộ hay đi khám, điều trị y tế.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Độ tuổi: Nam giới từ 40 – 70 tuổi.
  • Người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và béo phì.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn cương dương

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Bệnh lý mạch máu: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch, đái tháo đường.
  • Bệnh lý thần kinh: Xơ cứng rải rác, tổn thương thần kinh vùng chậu, tổn thương cột sống.
  • Bệnh lý nội tiết: Tăng prolactin máu, suy sinh dục.
  • Bệnh tâm thần: Rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, nội tiết, tâm thần, gây nghiện.
  • Yếu tố khác: Suy thận, tuổi tác,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và đề xuất phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính hoặc bác sĩ nghi ngờ có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm như:

  • Khám sức khỏe: Điều này có thể bao gồm kiểm tra cẩn thận dương vật, tinh hoàn và kiểm tra dây thần kinh để biết cảm giác.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim, đái tháo đường, mức testosterone thấp và các tình trạng sức khỏe khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tương tự như xét nghiệm máu, được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường và các bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Siêu âm: Kiểm tra liệu có vấn đề về lưu lượng máu ở dương vật hay không. Thử nghiệm này đôi khi cũng được kết hợp với việc tiêm thuốc vào dương vật. Để kích thích lưu lượng máu và gây cương cứng.
  • Khám tâm lý: Bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích sàng lọc trầm cảm. Và xác định các nguyên nhân tâm lý khác có thể gây ra rối loạn cương dương.

Phương pháp điều trị 

Các loại thuốc uống như tadalafil, viagra, vardenafil làm giãn cơ trơn dương vật, tăng lưu lượng máu đến dương vật và gây cương cứng. Tuy nhiên các loại thuốc trên cũng có các tác dụng phụ không mong muốn như đau lưng, đau đầu, khó tiêu và phân đổi màu.

  • Thuốc tiêm được sử dụng là những thuốc có thành phần tương tự như hormone sinh dục nam, có tác dụng cương dương. Các loại thuốc này được tiêm vào thân dương vật khi các thuốc đường uống không hiệu quả.
  • Dùng thuốc đặt để đặt vào niệu đạo. Sau khi đặt, thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể và gây cương. Mặt khác, cả thuốc tiêm và thuốc đặt đều có nhược điểm là mất thời gian chuẩn bị và phải bảo quản thuốc.
  • Bơm chân không dương vật có tác dụng làm tăng lưu lượng máu tới dương vật và gây cương cứng. Phương pháp này bao gồm việc lắp một vòng khóa vào gốc dương vật để giữ dương vật vẫn cương cứng sau khi rút bơm do làm chậm tốc độ máu thoát đi.
  • Cấy thiết bị hỗ trợ vào cơ thể bao gồm việc cấy một xilanh vào khoang dương vật, và được bơm căng nhờ chiếc bơm gắn trong bìu. Hoặc cũng có thể cấy một que có tính bán rắn, có thể uốn cong, nằm trong dương vật và có thể dùng tay để nắn thành trạng thái cương cứng hoặc mềm.
  • Phẫu thuật mạch máu là phương pháp ít khi được dùng trong điều trị bệnh này, nhưng nó cũng có thể được xem là phương án cuối cùng đối với một số người bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh rối loạn cương dương. Hy vọng thông qua bài viết, người đọc sẽ có những hiểu biết nhất định để phòng tránh và điều trị căn bệnh này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]