Phương pháp điều trị hen phế quản triệt để 

10/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Điều trị hen phế quản cần chú ý đến các yếu tố như sinh hoạt hàng ngày và thể lực của người bệnh. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng nếu như áp dụng đúng phác đồ. 

Vậy cách điều trị bệnh hen phế quản triệt để như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu những nguyên nhân gây hen phế quản 

Hen phế quản (hay còn gọi hen suyễn) là bệnh mạn tính đường hô hấp với dấu hiệu điển hình là những cơn hen cấp tính. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. 

Có rất nhiều nguyên nhân khởi phát hen phế quản, trong đó có các tác nhân dị ứng như: 

– Một số dị nguyên đường hô hấp như: Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc… 

– Những chất trong công nghiệp như: Bụi kim loại, hơi sơn, khói xăng dầu… 

– Nhóm dị nguyên thực phẩm: Có thể bao gồm các loại hải sản như tôm, cá, sò, trứng, thịt gà… 

– Một số loại thuốc như là Aspirin hoặc Penicillin là yếu tố khởi phát cơn hen. 

– Các tác nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… 

– Các tác nhân không dị ứng như: Yếu tố di truyền (gia đình có người bị hen phế quản), các yếu tố tâm lý (tình trạng căng thẳng, lo âu, sang chấn tâm lý). 

Hen phế quản (hay còn gọi hen suyễn) là bệnh mạn tính đường hô hấp với dấu hiệu điển hình là những cơn hen cấp tính.
Hen phế quản (hay còn gọi hen suyễn) là bệnh mạn tính đường hô hấp với dấu hiệu điển hình là những cơn hen cấp tính.

Dấu hiệu điển hình khi bị hen phế quản 

Hen phế quản thường có những triệu chứng báo trước như là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan hay buồn ngủ. Trong đó, triệu chứng phát bệnh phổ biến nhất là những cơn ho, khó thở về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Những cơn khó thở thường kéo dài trong khoảng từ 5 đến 15 phút, có khi kéo dài hàng giờ, hàng ngày. Sau khi cơn khó thở giảm dần và kết thúc là trận ho và khạc đờm dãi. Đờm dãi thường có màu trong quánh và rất dính, sau cơn hen hoặc khi thở ra, có âm thanh thở khò khè mà chỉ bản thân bệnh nhân mới có thể nghe thấy được. 

Khói bụi, ô nhiễm môi trường là tác nhân dẫn đến hen phế quản.
Khói bụi, ô nhiễm môi trường là tác nhân dẫn đến hen phế quản.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hen phế quản như thế nào? 

Chẩn đoán hen phế quản không chỉ đơn thuần mang mục đích xác định bạn có bị hen phế quản hay không, mà thay vào đó, các bác sĩ sẽ xác định mức độ nặng của bệnh, tính chất của bệnh hen cũng như những nguyên nhân gây hen. Nếu như được chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, đồng thời hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc được sản xuất nhằm mục đích sử dụng tại chỗ. 

Bạn có thể tham khảo một số bước chẩn đoán cụ thể, bao gồm: 

Bước thăm dò chức năng thông khí 

Hen phế quản có dấu hiệu đặc trưng là co thắt phế quản, do đó, việc thăm dò chức năng thông khí phổi sẽ phát hiện được tình trạng tắc nghẽn. Nếu như phát hiện có tắc nghẽn, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện nghiệm pháp đặc biệt để đánh giá phổi có đáp ứng với thuốc điều trị hen hay không. Nếu như đáp án là có, bạn sẽ được chẩn đoán xác định là hen phế quản. Ngược lại, nếu không, bác sĩ có thể chẩn đoán hen dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc hen phế quản nhưng các chỉ số vẫn nằm trong giá trị bình thường. Tuy nhiên, dựa trên khai thác triệu chứng lâm sàng hoặc các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân vẫn sẽ được chẩn đoán là mắc hen phế quản. 

Bước đo khí NO thở ra 

NÓ được sử dụng làm căn cứ để đánh giá tình trạng viêm cấp mạn tính, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị hen phế quản. 

Giá trị FeNO cao ở bệnh nhân gây viêm mũi dị ứng hoặc các yếu tố nguy cơ cao khác của hen sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị dễ dàng hơn nhằm mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, FeNO còn giúp đánh giá đáp ứng với thuốc nếu như giá trị giảm đi sau khi dùng thuốc, đặc biệt là corticoid đường hít xịt hoặc toàn thân. 

Điều trị hen phế quản như thế nào? 

Nhìn chung, hen phế quản rất nguy hiểm, diễn biến nhanh nên có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Khi lên cơn hen, người bệnh không thể hít đủ không khí nhằm cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Nếu như không có thuốc cắt cơn hen, hoặc không được can thiệp điều trị cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả như: Suy hô hấp, hôn mê, mất ý thức, thậm chí nguy hiểm nhất là tử vong.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị hen phế quản bằng một số loại thuốc 

Sử dụng thuốc giãn phế quản 

Một số loại thuốc điều trị giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ thắt chặt xung quanh phế quản. Các loại thuốc thường được dùng dưới dạng máy phun sương hay ống hít. Thuốc mang tác dụng nhanh chóng trong vài phút để cắt cơn khó thở.  

Thuốc corticoid dạng hít 

Những loại thuốc chữa hen phế quản này có tác dụng điều trị về lâu dài nên có tác dụng kiểm soát bệnh. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa và làm dịu tình trạng giảm sưng tấy đường thở ở bên trong, giúp cơ thể tạo ra chất nhờn gọi là ống hút. 

Điều trị hen phế quản bằng thuốc corticoid dạng hít 
Điều trị hen phế quản bằng thuốc corticoid dạng hít

Thuốc kháng Leukotriene 

Một phương pháp điều trị hen suyễn dài hạn là thuốc kháng Leukotriene giúp ngăn chặn những yếu tố gây ra cơn hen suyễn. 

Điều trị hen phế quản bằng biện pháp sinh học 

Nếu như bạn bị hen phế quản nặng và cơ thể không đáp ứng với thuốc, bạn có thể điều trị bằng các biện pháp sinh học như Omalizumab dưới dạng tiêm mỗi 2-4 tuần/lần. Chất sinh học này có tác dụng ngăn chặn tế bào miễn dịch tạo ra phản ứng gây viêm.

Điều trị hen phế quản bằng liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt 

Đây là phương pháp sử dụng điện cực nhằm làm nóng các sóng khí ở bên trong phổi, giúp giảm kích thước của cơ đồng thời ngăn không cho cơ bị thắt lại. Phương pháp này dành cho các trường hợp bệnh nhân hen phế quản nặng. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp hiểu thêm thông tin quan trọng về điều trị hen phế quản. Bên cạnh đó, đừng quên rằng, việc đáp ứng thuốc hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp người bệnh trong quá trình điều trị. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần trao đổi với bác sĩ nhằm có phương án xử trí kịp thời. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]