Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao niên. Nếu như dược phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để lâu và bệnh kéo dài có thể sẽ để lại những biến chứng với hậu quả khó lường.
Tổng quát về phì đại tuyến tiền liệt
Trước tiên, cần biết, tuyến tiền liệt là tuyến nhỏ, nằm trong bộ phận sinh dục ở nam giới. Khi mới sinh, tuyến tiền liệt chỉ nhỏ bằng hạt đậu, nhưng sẽ đạt tới kích cỡ ổn định khi nam giới ở độ tuổi trưởng thành.Với người trưởng thành, tuyến tiền liệt có đường kính khoảng 2cm, với trọng lượng từ 10 đến 20g, mang nhiệm vụ tiết chất nhầy làm trung hòa môi trường axit của tinh dịch, giúp vận chuyển tình dịch.
Khi tuyến tiền liệt gia tăng kích thước bất thường và gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực bàng quang, đường tiểu gọi là phì đại tuyến tiền liệt. Khi có hiện tượng phì đại, trọng lượng cua tuyến tiền liệt có thể sẽ tăng gấp 5 lần, lên tới 100g. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Một số triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt phổ biến
Một số triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường gặp bao gồm:
– Đi tiểu khó: Bệnh nhân có cảm giác khó đi tiểu, hoặc phải chờ một lúc lâu mới có thể đi tiểu được. Khi tiểu được, bệnh nhân phải cố rặn, nước tiểu thường rát ít, dòng tiểu yếu, đôi khi gây cảm giác buốt khi đi tiểu.
– Đi tiểu ngắt quãng: Người bệnh đang tiểu thì bị đứt quãng, tia nước không bắn mạnh mà rò rỉ từng chút một (bởi có sỏi ở trong bàng quang).
– Tiểu nhiều lần: Bệnh nhân khó kiểm soát được số lượng nước tiểu, số lần đi tiểu cũng tăng gấp đôi hơn so với người bình thường. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần có thể gặp cả vào ban ngày hoặc ban đêm, thậm chí là thời điểm gần buổi sáng.
– Tiểu són: Bệnh nhân tiểu són ra ngoài không kiểm soát được, dù thời gian đi vệ sinh cách nhau không lâu. Tình trạng này đặc biệt gây bứt rứt và khó chịu.
– Một số triệu chứng khác: Đôi khi người bệnh có thể không buồn tiểu dù chỉ trong vài phút, khi tiểu xong cũng không có cảm giác muốn đi tiểu. Tình trạng tiểu tắc nghẽn kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói….
Nhìn chung, các triệu chứng phì đại thường nặng lên rõ rệt theo thời gian. Tuy nhiên, bởi các triệu chứng này tiến triển từ từ khiến bệnh nhân khó phân biệt được bệnh lý của mình.
Cần đề phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý
Tình trạng tuyến tiền liệt bị phì đại thường gây khó tiểu, tiểu không hết hoặc lâu ngày sẽ dẫn tới bàng quang bị phình to, tích tụ vi khuẩn trong bàng quang và gây nhiễm khuẩn. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như:
– Bị đi tiểu khó, hoặc tiểu ra máu: Người bệnh có cảm giác khó có thể đi tiểu, đau dữ dội ở vùng bụng dưới, trường hợp nặng bị tiểu ra máu trong lúc cố gắng đi tiểu.
– Nhiễm khuẩn ở niệu đạo: Nước tiểu khó thoát ra được ngoài gây nhiễm khuẩn, dẫn tới những biểu hiện như nước tiểu đục hoặc nước tiểu buốt.
Sỏi bàng quang: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nước tiểu bị ứ đọng ở trong cơ thể từ đó tạo thành sỏi, gây tắc nghẽn đường tiểu. Ngoài ra, sỏi chứa nhiều vi khuẩn nếu như để lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.
– Bệnh suy thận: Nước tiểu nếu không thoát ra được có thể làm tăng áp lực nước tiểu, từ đó gây ứ thận, viêm thận, giãn bể thận, lâu ngày dẫn tới viêm cầu thận hoặc suy thận mãn tính.
Phương pháp điều trị bệnh lý như thế nào?
Tuyến tiền liệt bị phì đại có thể được xem là vô hại nếu như không gây ra những triệu chứng khó chịu như: Tiểu chậm, tiểu són, tiểu khó… Ngược lại, nếu như tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của ngời bệnh như: Mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, tiểu đêm… thì cần phải điều trị ngay. Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
Phương pháp điều trị nội khoa
– Sử dụng thuốc ức chế Alpha 1 như: Alfuzoshin, Doxazosin, Terazosin, Prazosin… có tác dụng làm co giãn thành mạch, tuyến tiền liệt và bàng quang, từ đó làm suy giảm tình trạng tắc nghẽn niệu đạo, giúp bệnh nhân dễ dàng đi tiểu. Tuy nhiên, cần đề phòng tác dụng phụ là làm giảm huyết áp.
– Thuốc kháng Androgen, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên đi kèm với các tác dụng phụ là làm giảm ham muốn tình dục, gây ra rối loạn cương dương.
Lưu ý, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về loại thuốc mình đang sử dụng. Nếu như phát hiện thuốc có ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn tiểu tiện, bác sĩ sẽ có điều chỉnh phù hợp như thay đổi liều dùng, thời gian dùng thuốc…
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Khi bệnh lý trở nặng, việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp: Nhiễm khuẩn niệu tái phát, có sỏi
bàng quang hoặc túi thừa ở bàng quang. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến là:
Cắt u xơ tuyến tiền liệt bằng laser
Ngoài việc mổ mở, loại bỏ các khối u xơ có thể thực hiện bằng đốt laser. Đây là kỹ thuật hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội. Sau điều trị, người bệnh cũng không cần phải chăm sóc nhiều như phẫu thuật mổ mở, đồng thời gây biến chứng ít hơn.
Cắt tuyến tiền liệt qua nội soi
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có u tuyến tiền liệt nặng từ 60 đến 70g. Với ưu điểm là ít xâm lấn, vết thương nhanh hồi phục, người bệnh ít chảy máu,có thể đi tiểu theo đường tự nhiên sớm.
Nhìn chung, việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thể trạng bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]