Nhiễm trùng ối có nguy hiểm không? Triệu chứng nhận biết thế nào?

23/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nhiễm trùng ối là một bệnh viêm nhiễm rất nguy hiểm. Bệnh thường diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vậy nhiễm trùng ối có dấu hiệu nhận biết ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nhiễm trùng ối là gì?

Nhiễm trùng ối là tình trạng nước ối của mẹ chuyển sang màu xanh đục, có lẫn mủ và có mùi hôi.

Hậu quả khi nước ối bị nhiễm trùng có thể khiến màng ối bị vỡ bất cứ lúc nào trước 37 tuần. Tình trạng này gọi là vỡ ối non. Em bé sinh non trong tình trạng vỡ ối có thể gặp nhiều nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. Không chỉ vậy, sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng.

Nhiễm trùng ối là một trong những bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng, thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ối

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng ối. Có thể bắt nguồn từ trước khi mẹ mang thai hoặc trong thai kỳ. Cụ thể:

– Nhiễm khuẩn trước khi mang thai:

  •  Người mẹ có thể bị viêm nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn. Khiến vi khuẩn E.Coli, liên cầu nhóm B hoặc vi khuẩn kỵ khí xâm nhập và tấn công vào cơ thể. 
  • Chúng tồn tại và bám sâu vào bên trong. Gây viêm màng ối, có thể dẫn đến vỡ ối vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

– Nhiễm trùng trong khi mang thai: 

  • Vì một số lý do nào đó mà ối bị vỡ, để lâu không phát hiện và điều trị kháng sinh kịp thời khiến vi trùng từ âm đạo tấn công vào buồng ối. Dẫn tới tình trạng nhiễm trùng ối.

Triệu chứng khi ối bị nhiễm trùng

Một số triệu chứng khi ối bị nhiễm trùng có thể kể đến như:

– Nước ối rỉ ra từ âm đạo có màu xanh đục do lẫn mủ, mùi hôi

– Nếu màng ối còn nguyên nhưng khi khám thấy nhiều dịch âm đạo, mùi khó chịu

– Thai phụ bị nhiễm trùng gây sốt, bạch cầu trong máu tăng cao và kết quả xét nghiệm khác có biểu hiện nhiễm trùng

– Khi khám lâm sàng thấy tử cung đau và mềm

– Nhịp tim của thai nhi và nhịp tim của mẹ đều tăng 

Lưu ý: khi thấy rò rỉ nước lạ chảy từ âm đạo mà mẹ bầu không chắc là nước ối hay nước tiểu thì có thể thử bằng cách sử dụng quỳ tím. Nếu giấy quỳ chuyển màu xanh sẫm sẽ là nước ối còn khi quỳ không chuyển màu sẽ là nước tiểu.

Vi khuẩn E.Coli được cho là nguyên nhân gây nhiễm trùng ối

Biến chứng nguy hiểm khi nước ối bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là: “CÓ”

Nhiễm trùng ối nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Gây vỡ ối bất cứ khi nào: lớp màng bảo vệ an toàn hàng ngày của thai nhi không còn được đảm bảo và nó có thể vỡ bất cứ khi nào.

– Mẹ bầu bị nhiễm trùng ối trước 37 tuần thì nguy cơ sinh non rất cao. Vì môi trường trong bụng mẹ không còn đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

– Trẻ sinh ra do nhiễm trùng ối có nguy cơ tử vong cao. Do nhiễm trùng sơ sinh dẫn đến suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết

– Khả năng nhiễm trùng ối ở lần mang thai sau rất cao

– Mẹ có thể bị viêm tử cung. Gây ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Trường hợp nặng có thể bị vô sinh.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng ối

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán nhiễm trùng ối của bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào triệu chứng của thai phụ như:

– Biểu hiện nhiễm trùng,

– Sốt cao rét run,

– Nhịp tim tăng cao,

– Đau tử cung…

Ngoài ra còn căn cứ vào các yếu tố khác như:

– Tính chất nước ối: màu xanh lẫn mủ kèm mùi hôi khó chịu

– Khám lâm sàng: tử cung mềm đau, không còn màng ối,…

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng ối là vô cùng cần thiết đối với những mẹ bầu chuẩn bị sinh. Trường hợp thai phụ có hiện tượng chuyển dạ sớm cần chọc ối để xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ Glucose thấp, nồng độ bạch cầu và vi khuẩn cao thì có thể khẳng định mẹ bầu bị nhiễm trùng ối thai kỳ.

Nhiễm trùng ối nếu không được điều trị có thể gây sinh non

Phương pháp điều trị

Điều trị nhiễm trùng ối an toàn, hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

– Thai phụ cần khám chuyên khoa sớm:

Khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị nhiễm trùng ối thì sản phụ cần nhập viện. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác và kịp thời.

– Có thể áp dụng phương pháp điều trị như đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh tùy theo chỉ định của bác sĩ. Và thai phụ cần tuân thủ đúng, không tự ý mua thuốc về dùng.

– Khi nhiễm trùng ối quá nặng có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh em bé luôn và ngay. 

Phòng ngừa nhiễm trùng ối thế nào?

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn ối, chị em nên thực hiện các biện pháp sau đây:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

– Điều trị dứt điểm các bệnh về nhiễm khuẩn âm đạo trước khi mang thai.

– Sàng lọc nhiễm khuẩn âm đạo khi có nguy cơ sinh non cao.

Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ối tiến triển ngay từ ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành dự phòng bằng cách:

– Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc để phát hiện tình trạng nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn.

– Từ tuần thứ 35 đến 37 sẽ thực hiện sàng lọc phát hiện liên cầu nhóm B gây nhiễm trùng.

– Trong quá trình chuyển dạ sẽ giảm số lần khám tại âm đạo tránh nhiễm khuẩn.

– Giảm số lần sử dụng monitor tim thai bên trong.

Lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi chỉ định điều trị và dùng thuốc cần được tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nhiễm trùng ối. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tới hotline 1900 1984 để được tư vấn.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]