Một số triệu chứng thai ngoài tử cung vỡ

12/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Thai ngoài tử cung bị vỡ khiến cho cơ thể của mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Vậy đâu là dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ, nguyên nhân cũng như cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Vài nét khái quát về hiện tượng thai ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung hay còn gọi chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh và làm tổ ở vị trí khác bên ngoài buồng tử cung mà không phải bên trong tử cung của người mẹ. Tình trạng này không chỉ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, mà nguy hiểm hơn còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ nếu như không được điều trị kịp thời.

Đối với thai kỳ bình thường, quá trình thụ tinh thường sẽ xảy ra ở bên trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng khi được thụ tinh sẽ đi vào tử cung và làm tổ ở bên trong niêm mạc tử cung. Từ đó, phôi thai trải qua quá trình phát triển thành thai nhi và ở lại bên trong tử cung đến khi sinh.

Ngược lại, ở những trường hợp mang thai ngoài tử cung, phôi thai không thể sống sót và phát triển bình thường. Theo thống kê từ Bộ Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, chửa ngoài tử cung là nguyên nhân chính dẫn đến 3 đến 4% trường hợp tử vong.

Lý giải nguyên nhân mang thai ngoài tử cung bị vỡ

Theo chuyên gia, khi mang thai ngoài tử cung, cho dù phôi thai làm tổ ở bất cứ vị trí nào thì đều tiềm ẩn nguy cơ thai bị vỡ. Nguyên nhân là do bên trong cơ thể phụ nữ, chỉ có duy nhất buồng tử cung mới thực hiện được nhiệm vụ nuôi dưỡng và phát triển phôi thai cho đến khi thai nhi ra đời. Do đó, những vị trí khác không có tính đàn hồi để đảm bảo được diện tích cho phôi thai phát triển bình thường hay cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Cho dù phôi thai làm tổ ở bất cứ vị trí nào thì đều tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung vỡ
Cho dù phôi thai làm tổ ở bất cứ vị trí nào thì đều tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung vỡ

Theo thời gian, phôi thai phát triển lớn thì vòi trứng hay các bộ phận làm tổ sẽ căng ra, đến một giai đoạn nhất định, nguy cơ thai bị vỡ là vô cùng cao.

Nhận biết tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ qua những dấu hiệu

Như đã đề cập ở trên, thai ngoài tử cung có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai vỡ, máu sẽ chảy ồ ạt vào trong ổ bụng khiến mẹ bầu bị ngất xỉu, nguy hiểm hơn, nếu như không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, mẹ thậm chí đối mặt với nguy cơ bị tử vong.

Do đó, cần nắm rõ các triệu chứng, dấu hiệu để có cách xử lý dự phòng hiệu quả kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

– Khi khối thai sắp vỡ, mẹ sẽ có cảm giác đau nhói, cơn đau lúc tăng lúc giảm, có thể sắp ngất. Nếu như không được cấp cứu kịp thời thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong trên đường cấp cứu.

– Mẹ bị trễ kinh, rong huyết, đau ở vị trí vùng bụng dưới.

– Kiểm tra thấy mạch đập nhanh, nhẹ, huyết áp tụt dần.

– Trong quá trình thăm khám thấy rõ túi căng đau, khi chọc dò đồ rút được máu đen loãng, máu không đông.

– Trong quá trình siêu âm kiểm tra thấy ổ bụng có màu

– Một số dấu hiệu như khi thai chưa vỡ bao gồm: Rong huyết, đau ở vùng bụng dưới kéo dài, bụng đau nhói, đau nhiều rồi giảm dần, cảm giác đau như muốn đi vệ sinh. Đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày.

Đau đớn là một trong những dấu hiệu khi vỡ thai ngoài tử cung
Đau đớn là một trong những dấu hiệu khi vỡ thai ngoài tử cung

Tìm hiểu các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung 

Nhìn chung, với tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều bắt buộc phải áp dụng biện pháp đình chỉ thai kỳ nhằm tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai bị mang thai ngoài tử cung cũng đều cần phẫu thuật.

Điều trị đối với trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ 

Với trường hợp khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính khoảng dưới 3cm, bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc để giúp khối thai tự thoái triển. Khi sử dụng phương pháp này, ống dẫn trứng vẫn sẽ được bảo toàn mà không cần phải cắt đi. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nồng độ βhCG thu được của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị đơn liều hoặc đa liều cho từng bệnh nhân.

Khi nồng độ βhCG tăng hoặc giảm không như kỳ vọng. mẹ cần bổ sung thuốc hoặc cần can thiệp bằng hình thức phẫu thuật.

Điều trị đối với trường hợp thai ngoài tử cung vỡ 

Với trường hợp thai đã bị vỡ, xác định có quá nhiều máu trong ổ bụng thì bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật mổ mở. So với mổ nội soi, mổ mở là phương pháp ẩn chứa nhiều rủi ro hơn, đồng thời đòi hỏi sử dụng nhiều kháng sinh, thời gian nằm viện dài hơn.

Tuy nhiên, đây là trường hợp cấp cứu bắt buộc cần phải tiến hành nếu như không muốn gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, nếu thai ngoài tử cung bị vỡ thì có khả năng cao gây xuất huyết ở trong ổ bụng, dẫn đến nguy cơ vô sinh hay ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, ngay khi có dấu hiệu vỡ thai ngoài tử cung, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe.

Hạn chế chửa ngoài tử cung đã bị vỡ bằng phương pháp nào?

Chị em phụ nữ hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ chửa ngoài tử cung vỡ bằng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

– Hạn chế nạo phá thai, sử dụng biện pháp quan hệ an toàn, lành mạnh.

– Giữ gìn vệ sinh vùng kín, đặc biệt là ở trong kỳ hành kinh. Cần sử dụng các sản phẩm vệ sinh an toàn và lành tính.

– Vào giai đoạn sớm của thai kỳ, sản phụ nên theo dõi kỹ triệu chứng như: Đau bụng, ra máu bất thường. Đặc biệt là với những mẹ bầu từng bị vỡ khối thai ngoài tử cung. Việc phát hiện kịp thời không chỉ hạn chế được tình trạng mất máu do thai bị vỡ, mà còn gia tăng khả năng bảo tồn vòi trứng nhằm duy trì khả năng sinh sản.

– Phối hợp với bác sĩ để xử lý.

Cần phối hợp tốt với bác sĩ để dễ xử lí
Cần phối hợp tốt với bác sĩ để dễ xử lí

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, chị em cần ngay lập tức thăm khám và nhập viện để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]