Mách mẹ cách phát hiện thai nhi đang thức hay ngủ

26/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khi ở trong bụng mẹ, mỗi ngày, thai nhi thường ngủ khoảng 20 giờ và thức 4 giờ. Các hoạt động khi thức của bé có thể là mút tay, nuốt nước ối, nấc cụt… Làm sao để mẹ phát hiện bé đang thức hay ngủ? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tầm quan trọng của theo dõi cử động thai

Theo dõi cử động thai nhi khi thai đang thức đóng vai trò quan trọng trong việc dõi theo sức khỏe bé, đồng thời giúp mẹ yên tâm chăm sóc thai kỳ. Theo dõi cử động thai giúp giảm tối đa nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các cử động thai.

Ngay khi phát hiện bé cử động ít hơn bình thường hoặc có dấu hiệu không khỏe, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Trung bình, cử động thai có thể quan sát được trên màn hình siêu âm từ tuần thai 11- 13. Đến tuần thai 18-20, mẹ bầu đã bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai bên trong cơ thể. Đến tuần 20 – 22 của thai kỳ, mẹ cảm nhận được một cách rõ ràng các chuyển động của bé, cảm giác tương tự như một cú rung, lắc lư, cuộn tròn hoặc đạp.

Số lượng và kiểu cử động của thai thay đổi theo thời gian. Phần lớn, bé thường hoạt động nhiều nhất vào buổi chiều và buổi tối. Bên cạnh đó, trong cả ngày lẫn đêm, trẻ thường có các giấc ngủ kéo dài từ 20 – 40 phút và hiếm khi kéo dài trên 90 phút. Tổng thời gian ngủ trong ngày thường là 20 giờ và tổng thời gian thức thường khoảng 4 giờ. Khi ngủ, trẻ thường không tạo cử động và mẹ không cảm nhận được các cử động thai. 

Tuy nhiên, thời gian ngủ ở từng thai nhi trong bụng mẹ là khác nhau. Nhịp sinh học của bé cũng thường ngược lại với nhịp sinh học của mẹ

Phương pháp theo dõi cử động thai

Hướng dẫn theo dõi

Cử động thai trong bụng mẹ có thể là các động tác đá, xoay, chuyển động cơ thể, đầu, tay, chân. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ bầu nên có thói quen theo dõi cử động thai từ tuần thứ 28 của thai kỳ (hoặc tuần thứ 26 với trường hợp mang đa thai).

Mẹ nên có thói quen theo dõi cử động thai từ tuần thứ 28 của thai kỳ
Mẹ nên có thói quen theo dõi cử động thai từ tuần thứ 28 của thai kỳ

Các phương pháp theo dõi cử động thai khá đa dạng. Trong đó, phương pháp đếm là cách phổ biến, được áp dụng nhiều nhất. 

Để theo dõi cử động của thai nhi, mẹ chọn thời điểm mà bé hoạt động nhiều nhất (thường là buổi tối hoặc sau ăn) và đếm số lần thai chuyển động trong 1 giờ. Thai khỏe mạnh sẽ có số lần chuyển động/ giờ ít nhất là từ 4 lần. Nếu trẻ không đạt được 4 lần/giờ, mẹ cần thử đếm lại sau 2 giờ và liên hệ với bác sĩ ngay để sớm kiểm tra sức khỏe bé nếu vẫn không đạt được số lần cử động cần thiết.

Khi đếm cử động thai, mẹ lưu ý:

– Đi tiểu để bàng quang rỗng khi trước thực hiện đếm.

– Chọn thời gian đếm thoải mái và ít bị làm phiền nhất để có thể cảm nhận rõ chuyển động của thai.

– Đặt tay lên bụng để cảm nhận tốt nhất số đợt cử động của thai nhi trong 1 giờ đếm.

– Chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái khi đếm. Ưu tiên nằm nghiêng sang bên trái hoặc là ngồi trong tư thế nâng chân lên cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cử động của thai nhi

Hình thức và số đợt cử động của từng thai nhi có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như:

– Tuổi thai: Thai càng lớn, không gian để bé có thể cử động càng hẹp khiến cảm nhận cú đá có thể nhẹ hơn hoặc có cảm nhận khác nhau theo từng giai đoạn.

– Thời gian trong ngày: Tùy vào chu kỳ thức ngủ mà các cử động thai có thể khác nhau vào các thời điểm khác nhau.

– Chế độ ăn của mẹ: Thai thường có xu hướng cử động nhiều hơn nếu mẹ ăn các loại thực phẩm chứa cafein, đường, đồ ăn cay nóng và yên tĩnh hơn khi mẹ ăn các thực phẩm giàu canxi, magie, protein.

– Tâm trạng của mẹ: thai thường cử động nhiều hơn khi mẹ có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và ít cử động hơn nếu mẹ đang thấy căng thẳng, lo lắng.

Làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ

Cách phát hiện thai đang thức hay ngủ

Cách đơn giản và hữu dụng nhất để xem thai nhi đang thức hay ngủ chính là theo dõi cử động của thai và đếm số cử động của bé. 

Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo mẹ nên theo dõi cử động thai nhi ít nhất 2 lần mỗi ngày để đếm cử động thai. Nếu bé không có bất kỳ cử động nào trong 12 giờ liên tiếp, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe bé và mẹ.

Các hoạt động khi thức của thai nhi có thể là mút tay, nuốt nước ối, nấc cụt…
Các hoạt động khi thức của thai nhi có thể là mút tay, nuốt nước ối, nấc cụt…

Cách giúp thai nhi thức giấc

Giao tiếp giữa mẹ bầu và thai nhi là việc không thể thiếu trong giai đoạn mang thai để tăng gắn kết mẹ và bé. Với các trường hợp thai đang ngủ, mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản để “đánh thức” bé dậy:

– Ăn nhẹ để giúp máu tăng cường lưu thông đến tử cung, tăng oxy và dinh dưỡng đến thai nhi, kích thích bé hoạt động nhiều hơn.

– Uống nước lạnh để giảm nhiệt độ dạ dày, tạo chênh lệch với nhiệt độ tử cung từ đó kích thích phản ứng từ thai nhi.

Thai giáo bằng âm thanh để kích thích sự phát triển thính giác của con.

– Vuốt ve bụng theo hình tròn hoặc theo hướng từ trên xuống, từ trái sang.

– Đi bộ để tạo ra các rung động cho tử cung, đồng thời tăng cường sức khỏe cho mẹ, hỗ trợ chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở.

Trên hành trình mang thai, mẹ đừng quên khám thai và siêu âm đúng lịch để theo dõi sức khỏe thai nhi tốt nhất, từ đó chăm sóc bé phù hợp!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]