Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, cơ địa yếu là đối tượng dễ mắc viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt, khi giao mùa hay thời tiết chuyển lạnh, số ca mắc các bệnh lý này ở trẻ lại tăng cao. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc con? Lưu ngay các hướng dẫn trong bài viết để chăm sóc bé tốt hơn!
Thông tin chung về viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Đường hô hấp trên là các cơ quan đầu trên của đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí, bao gồm mũi, xoang, họng, hầu, thanh quản… Đây cũng là những cơ quan chịu tác động nhiều nhất từ những bất lợi của môi trường nên dễ bị viêm nhiễm, mắc bệnh.
Viêm đường hô hấp trên ban đầu là cảm lạnh nhưng sau có thể phát triển thành viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản…
Nguyên nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn, khí độc, khói bụi, nấm mốc… Trong đó, đa phần bệnh khởi phát do một loại virus trước đó rồi bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số lượng ca tử vong do các bệnh lý viêm đường hô hấp trên gây ra lên tới 10 triệu ca/năm.
Trung bình, mỗi năm, mỗi trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần. Điều này gây ra tác động nhất định tới sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như:
– Lứa tuổi: Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ lớn.
– Tình trạng sức khỏe: Trẻ sinh non, trẻ có thể trạng yếu, sinh dinh dưỡng, còi xương, suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Môi trường sống: Điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp hay nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ và độ ẩm thấp là tác nhân khiến đường hô hấp trên của trẻ bị tổn thương, viêm nhiễm từ đó mắc bệnh.
Triệu chứng
Với từng mức độ hay bệnh lý, trẻ có biểu hiện mắc bệnh khác nhau. Trong đó, các triệu chứng phổ biến là:
– Sốt
– Ho
– Nghẹt mũi, chảy mũi
– Thở nhanh, cánh mũi phập phồng
– …

Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên từ chuyên gia
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải. Đa phần các trường hợp trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ đều được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, điều trị tại nhà.
Trong đó, ba mẹ lưu ý những vấn đề quan trọng:
Khi trẻ chảy nhiều nước mũi
Khi bị viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm xoang, sổ mũi, hắt hơi… trẻ phải đối mặt với tình trạng chảy nhiều nước mũi. Trong đó, nước mũi có thể quánh dính lại gây ra nghẹt mũi, tắc mũi khiến trẻ khó thở.
Việc làm thông thoáng mũi cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý. Ba mẹ có thể dùng khăn mềm, khô để lau mũi cho con. Lưu ý không lau mạnh để tránh gây kích ứng, đau mũi, đỏ mũi của trẻ.
Để làm sạch mũi cho trẻ, ba mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi nhỏ lần lượt 4 – 5 giọt vào từng bên mũi để làm loãng dịch mũi. Sau đó, dùng tăm bông sạch/ dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi con. Lưu ý, không lạm dụng nước mũi sinh lý, sử dụng quá nhiều lần trong ngày để tránh làm mất đi lớp dịch tiết tự nhiên, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
Nên làm sạch, thông thoáng mũi cho trẻ trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi cho bú để tránh dịch mũi quánh, dính khiến trẻ khó chịu, nôn ói.

Khi trẻ sốt
– Với trẻ sốt dưới 38.5 độ C
Ba mẹ cho con nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, không bó sát. Đặc biệt, cần cho trẻ uống nhiều nước để bù nước do sốt.
Để giúp con hạ nhiệt nhanh, ba mẹ lau người cho trẻ bằng khăn sạch, ấm, ẩm. Đặc biệt ở các vùng trán, nách, bẹn.
Đo nhiệt độ 30 – 60 phút/ lần để kiểm soát thân nhiệt của trẻ.
– Với trẻ sốt từ 38.5 độ C
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ như trong hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt dưới 38.5 độ, ba mẹ lưu ý thêm:
+ Cho con dùng thuốc hạ sốt với liều lượng vừa phải: 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
+ Có thể cho trẻ tắm nước ấm (làm ướt đầu) để giúp con hạ nhiệt nhanh nếu trẻ liên tục sốt cao.
Khi trẻ ho
Ho là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Để trị ho hiệu quả tại nhà, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giảm ho an toàn với thảo dược thiên nhiên như:
– Hấp quất với mật ong/ đường kính rồi cho trẻ nhấp miệng.
– Cho trẻ ngậm ½ thìa mật ong cứ 6 giờ/ lần.
Hoặc ba mẹ có thể cho con dùng thuốc ho theo chỉ định từ bác sĩ.
Khi trẻ nôn
Thông thường, trẻ bị nôn khi bệnh đã trở nặng hoặc do đờm đặc trong cổ họng.
Khi trẻ nôn, ba mẹ lưu ý:
– Cho con nằm nghiêng sang một bên rồi làm sạch hết chất nôn ở miệng, họng, mũi của con. Dùng khăn mềm và nước ấm lau sạch chất nôn trên người trẻ và thay cho con quần áo mới.
– Để con bú nhiều hơn.
– Không tự ý cho con dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Đặc biệt, ba mẹ cần báo ngay cho bác sĩ, đến cơ sở ý tế trong thời gian sớm nhất khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu:
– Nôn nhiều hơn bình thường.
– Mất nước: mắt trũng, da nhăn…
– Lờ đờ, ngủ li bì
Lưu ý phòng bệnh giúp trẻ tránh xa viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý phổ biến mà trẻ nhỏ dễ mắc phải. Tuy nhiên, cũng không khó để phòng bệnh. Bảo vệ con trước nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ lưu ý:
– Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tránh để trẻ đến nơi đông người khi dịch bệnh bùng phát. Hạn chế để trẻ ra ngoài khi thời tiết giao mùa.
– Hạn chế các yếu tố gây hại cho đường hô hấp của trẻ như; khói bụi, khí độc, hơi nóng…
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để giúp con xây dựng hệ miễn dịch tốt nhất.
– Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi ra ngoài vào mùa lạnh. Giữ ấm chân và cổ cho con khi ngủ.
– Với mùa hè, không cho trẻ nằm phòng điều hòa quá lạnh.
– Đảm bảo môi trường sống thoáng sạch và dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh đúng lịch.
Hi vọng những thông tin trong bài viết hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên tại nhà. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!
Bài viết liên quan

Bệnh hạ cam: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh hạ cam là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Mắc hạ cam làm tăng nguy cơ nhiễm HIV 5 – 9 lần so với bình thường. Dấu hiệu của bệnh hạ cam là gì? Làm sao để điều trị? Tìm hiểu ngay trong bài viết! Bệnh hạ cam là gì? Hạ […]

Mách ba mẹ cách chữa đi ngoài phân lỏng cho trẻ đơn giản, hiệu quả tại nhà
Đi ngoài phân lỏng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và không gây hại cho sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ lưu ngay bài viết […]

Nhận biết ngay 4 cấp độ tay chân miệng ở trẻ – Cẩn trọng trong chăm sóc!
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh được chia làm 4 cấp độ với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nắm rõ 4 cấp độ bệnh lý sẽ giúp ba mẹ xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp bé nhanh hồi […]

Cảnh báo những nguy cơ từ viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là vấn đề thường gặp. Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng khôn lường cùng nguy cơ tái nhiễm cao. Ba mẹ cẩn trọng ngay! Thông tin chung về viêm đường hô hấp trên […]