Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

18/11/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi để bố mẹ tham khảo.

Tại sao cần tiêm chủng đầy đủ cho bé dưới 1 tuổi?

Tiêm chủng phòng ngừa bệnh chính là nhân tố giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nghiêm trọng. Đây là cách để bảo vệ sức khỏe trẻ em hiệu quả và kinh tế nhất.

0-12 tháng tuổi là giai đoạn đặc biệt và rất cần được tiêm phòng, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng sớm, đầy đủ và đúng lịch vì:

Miễn dịch từ mẹ sang bé tồn tại trong thời gian rất ngắn sau sinh

Kháng thể truyền từ mẹ sang bé lúc mang thai và khi cho con bú là rất ít để đảm bảo an toàn cho bé thời gian dài sau khi chào đời trước những “mầm bệnh” từ môi trường và những người xung quanh.

Sức đề kháng kém

Trẻ dưới 1 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và khả năng tự sản xuất kháng thể là rất kém. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh thì  trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm.

Cơ hội phòng bệnh một cách tối đa duy nhất trong đời

Bố mẹ nên cho bé tiêm chủng càng sớm càng tốt để giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh sớm nhất. Đặc biệt là một số vắc xin có giới hạn nhất định về độ tuổi như Rotavirus là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổi. Nếu bỏ lỡ mốc thời gian này trẻ sẽ không có kháng thể phòng ngừa bệnh khỏi virus Rota.

Gánh nặng bệnh tật lớn

Cơ thể trẻ còn non nớt nên nếu bị tác nhân gây bệnh tấn công, bé sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất nghiêm trọng dù được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Trẻ càng nhỏ mắc bệnh càng nặng, biến chứng càng cao, trẻ có thể gánh chịu di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất, thậm chí tử vong.

Tránh điều trị tốn kém

Tiêm ngừa là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan vì so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu chẳng may mắc bệnh thì chi phí dành cho tiêm chủng phòng ngừa thấp hơn rất nhiều lần. 

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi 

Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng đầy đủ nhất trẻ dưới 1 tuổi với 15 loại vắc xin quan trọng. Bố Mẹ cần phải ghi nhớ để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi 

  • Lao: Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
  • Viêm gan B: Trong vòng 24h sau sinh

Trẻ 2 tháng tuổi

  • 5 trong 1 hoặc 6 trong 1  (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib) – Lần 1
  • Rota virus – Lần 1
  • Phế cầu – Lần 1 

Trẻ 3 tháng tuổi

  • 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib) – Lần 2
  • Rota virus – Lần 2
  • VPhế cầu -Lần 2

Trẻ 4 tháng tuổi

  • 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Viêm gan B – Viêm màng não do vi khuẩn Hib 3) – Lần 3
  • Rota virus – Lần 3
  • Phế cầu – Lần 3

Trẻ 6 tháng tuổi

  • Cúm
  • Não mô cầu BC

Trẻ 9 tháng tuổi

  • Sởi đơn
  • Viêm não Nhật Bản – Lần 1 (Imojev 1)

Trẻ 1 tuổi (12 tháng tuổi)

  • 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) – Lần 1
  • Thủy đậu- Lần 1
  • Viêm gan siêu vi A – Lần 1
  • Viêm não Nhật Bản – Lần 1 ( Vaccin bất hoạt Jevax).Vắc xin Viêm não Nhật Bản – Lần 2 (Cách mũi 1: 7 – 10 ngày)
  • Phế cầu – Lần 4 (PCV 4) sau PCV 3 tối thiểu 6 tháng
  • Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – Lần 4
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Những điều cần lưu ý 

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ cần lưu ý những điều sau:

Trước khi tiêm

  • Mang theo sổ tiêm chủng cá nhân của trẻ, thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, dị ứng, tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ…
  • Thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của cán bộ y tế tiêm chủng, kiểm tra vắc xin trước khi tiêm (chủng loại, hạn sử dụng,…).

Trong khi tiêm

Để quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, hiệu quả và nhanh chóng, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại điểm tiêm hoặc có thể tham khảo trước những nguyên tắc dưới đây:

  • Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế 
  • Đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.

Sau tiêm

Theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại nơi tiêm chủng để theo dõi phản ứng phụ sau tiêm.

Tiếp tục theo dõi sức khỏe, các hoạt động của trẻ: ăn, chơi, ngủ, tiểu tiện, đại tiện…trong vòng 24-48h sau tiêm.

Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như: nôn trớ, thở nhanh, thở khò khè, da mẩn đỏ, sốt cao thời gian lâu… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Trẻ non tháng có nên tiêm chủng không?

TRẺ NON THÁNG RẤT CẦN TIÊM CHỦNG! Vắc xin là điều rất cần thiết và quan trọng với tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bố Mẹ cần cho trẻ sinh non tiêm chủng khi bé được 2 tháng tuổi, đảm bảo sự phát triển giống như những trẻ sinh đủ tháng khác.

Mặc dù trẻ sinh non có một số cột mốc khác nhưng việc tiêm chủng cho bé cần được diễn ra đầy đủ và đúng thời điểm. Bố mẹ không nên trì hoãn việc tiêm chủng để củng cố hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tránh được các vấn đề về sức khỏe.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ nên nắm rõ lịch tiêm chủng theo từng độ tuổi để trẻ có được “lịch sản xuất kháng thể”. Đừng bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho bé để bé có cơ hội phòng bệnh những năm tháng đầu đời, đây chính là chìa khóa hiệu quả và tiết kiệm nhất để trẻ sống khỏe, hạnh phúc và thành công trong tương lai.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]