Chấn thương khớp vai là dạng chấn thương phổ biến, gặp nhiều nhất người chơi thể thao hoặc do tai nạn. Với các trường hợp nặng, nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như teo cơ, cứng khớp…
Dấu hiệu chấn thương khớp vai
Vai được cấu tạo từ 3 xương chính: xương đòn, xương vai và đầu trên xương cánh tay. Trong đó, các xương kết nối với nhau bằng các nhóm cơ và dây chằng. Khi vận động quá sức hoặc va đập mạnh, chấn thương khớp vai có thể xảy ra.
Khi bị chấn thương khớp vai, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như:
– Không thể cử động cánh tay bình thường. Không thể cử động vai
– Khớp vai như bị biến dạng.
– Vùng vai sưng đau dữ dội.
– Cánh tay, bàn tay tê cứng, yếu.
– Cảm giác như vai sắp bật khỏi ổ chảo.
Các dạng chấn thương khớp vai
4 dạng chấn thương khớp vai thường gặp nhất là: trật khớp vai, tổn thương sụn viền khớp vai, hội chứng chóp xoay và gãy xương đòn.
Trật khớp vai
Trật khớp vai là chấn thương vai thường gặp nhất với tình trạng chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo xương bả vai. Khi đó, đầu ngoài xương đòn bị bật khỏi vị trí tiếp khớp với mỏm cùng vai, thường xảy ra khi ngã đập vai lên nền cứng hoặc chống tay với lực mạnh.
Khi bị trật khớp vai, người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau dữ dội kèm tình trạng vai sưng, tím bầm, đau có thể lan xuống cánh tay. Khớp vai khi bị trật sẽ không thể di chuyển bình thường. Với các trường hợp chấn thương nặng, vùng khớp bị tổn thương bị biến dạng, có thể thấy rõ khi quan sát bằng mắt thường.
Tổn thương sụn viền khớp vai
Tổn thương sụn viền khớp vai gồm tổn thương sụn viền trên và tổn thương sụn viền trước. Chấn thương này thường gặp khi chơi thể thao với các dấu hiệu tương tự như các loại chấn thương ở khớp, xương vai khác.
Khi bị chấn thương, người bệnh cảm nhận rõ:
– Cơn đau ê ẩm đến dữ dội (tùy thuộc mức độ tổn thương) từ vai xuống cánh tay
– Khớp vai phát ra âm thanh lạo xạo khi cử động
– Khả năng vận động suy giảm
Hội chứng chóp xoay (Rotator Cuff)
Hội chứng chóp xoay xảy ra khi bị chấn thương ở nhóm gân cơ chóp xoay, trong đó, rách gân là phổ biến nhất. Khi gặp chấn thương này, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như:
– Đau nhức vai, đau nhiều về đêm
– Khó nằm nghiêng về bên vai tổn thương
– Vai yếu, kém linh hoạt
Gãy xương đòn
Nếu bạn bị va chạm mạnh hoặc bị ngã, xương đòn có thể bị gãy, đặc biệt là ở phần nối trên xương cánh tay. Khi bị gãy/ rạn xương đòn, người bệnh cảm nhận rõ các dấu hiệu:
– Đau nhức dữ dội vùng tổn thương
– Xuất hiện vết bầm tím tại vùng chấn thương
– Vai có thể chảy xệ xuống
– Không thể nhấc cánh tay lên
Điều trị chấn thương khớp vai
Chấn thương vai không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị phù hợp, kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của xương khớp như:
– Cứng khớp
– Teo cơ
– Mất/ Suy giảm chức năng khớp vai
Tùy vào mức độ chấn thương mà người bệnh có thể cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, với các chấn thương nhẹ, người bệnh thường được chỉ định điều trị không phẫu thuật. Các trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật được áp dụng để giúp người bệnh làm lành vết thương, lấy lại khả năng vận động.
Điều trị không phẫu thuật
Với điều trị không phẫu thuật, người bệnh thường được chỉ định các phương pháp hỗ trợ:
Chườm lạnh
Chườm lạnh mang đến những tác động tích cực trong việc giảm đay, sưng, đặc biệt là với chấn thương nhẹ.
Chườm lạnh được khuyến khích trong 1 – 3 ngày đầu sau chấn thương. Lưu ý:
– Chườm lạnh lên vùng vai chấn thương trong 15 – 20 phút/lần. Mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ.
– Nên dùng nẹp cố định vùng bị chấn thương để giữ cho vai không bị tác động mạnh, tránh chấn thương diễn tiến nặng hơn.
Tiêm
Với các trường hợp chấn thương gây đau dữ dội, kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tiêm được cân nhắc kỹ lưỡng bởi loại thuốc này nếu dùng lâu dài có thể gây ra tình trạng yếu gân, đứt gân, thậm chí nhiễm trùng nếu không đảm bảo được điều kiện vô khuẩn.
Vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp điều trị phổ biến hàng đầu với chấn thương vai chính là vật lý trị liệu. Tập luyện trị liệu với bài tập phù hợp sẽ giúp người bệnh khôi phục sự linh hoạt của khớp vai, phục hồi sức mạnh, giảm đau, cứng khớp hiệu quả.
Bên cạnh đó, với các trường hợp chấn thương khớp vai phải phẫu thuật, vật lý trị liệu sau phẫu thuật cũng giúp tăng tốc độ phục hồi, giúp người bệnh sớm trở lại nhịp sinh hoạt thường nhật.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định với các trường hợp chấn thương khớp vai nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả cần thiết.
Dựa trên đánh giá tình trạng chấn thương bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Trong đó, phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất hiện nay chính là mổ nội soi khớp vai.
Khi phát hiện các dấu hiệu chấn thương khớp vai, người bệnh đến DoLife để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả với đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu cùng cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi.
Đặc biệt, tại DoLife, khách hàng có thể đặt lịch trực tiếp với BSCC. Nguyễn Khắc Vỹ – Nguyên Trưởng khoa Ngoại – Tổng hợp – Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, bác sĩ Nguyễn Khắc Vỹ đã phẫu thuật thành công cho hàng chục ngàn ca bệnh chấn thương, giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động, trở về nhịp sinh hoạt thương ngày.
> Đăng ký nhận tư vấn ngay!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]
Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?
Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]
Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]
Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết
Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]