Hướng dẫn cách đi vệ sinh sau sinh thường

24/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Làm sao đi vệ sinh sau sinh thường là vấn đề mà các chị em quan tâm. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đẻ thường bao lâu thì đi vệ sinh được?

Từ 2 đến 8 giờ sau sinh thường, các mẹ cần phải đi tiểu tiện ít nhất một lần. Đối với đại tiện, các mẹ có thể giải quyết nhu cầu trong thời gian 2 đến 3 ngày sau khi sinh nở. Đây là khuyến cáo từ bác sĩ. 

Lý do đó là do sau sinh thường, tầng sinh môn chưa hoàn toàn ổn định. Vì vậy khiến việc đi vệ sinh của mẹ gặp nhiều khó khăn.

Đi vệ sinh sau sinh là nỗi ác mộng của các chị em
Đi vệ sinh sau sinh là nỗi ác mộng của các chị em

Vì sao không nên đi vệ sinh ngay sau khi sinh thường?

Phần đáy chậu và tầng sinh môn của mẹ đang bị tổn thương sau sinh thường. Bởi vậy việc đi vệ sinh ngay sau khi vượt cạn sẽ khiến mẹ gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc tổn thương tầng sinh môn.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ sau sinh rất dễ xảy ra tình trạng băng huyết. Vì vậy việc mẹ đi tiểu tiện, đại tiện lúc này rất nguy hiểm.

Để hạn chế tình trạng buồn vệ sinh sau sinh, bác sĩ sẽ dặn dò các mẹ không nên ăn uống gì trong thời gian 4 tiếng trước khi sinh. Như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa sạch sẽ hơn. Từ đó quá trình sinh nở, rặn đẻ cũng thuận lợi và không bị són tiểu sau sinh.

Bí tiểu sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết

Nguyên nhân bí tiểu sau sinh thường

Thông thường khi sinh thường bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn – khâu tầng sinh môn. Điều này khiến vị trí đó bị sưng. Từ đó khiến chị em e dè không dám rặn tiểu.

Nguyên nhân thứ 2 là do quá trình sinh em bé, mẹ phải tốn sức và rặn liên tục để em bé chui ra ngoài. Do đó, sức nặng của thai nhi chèn ép lên bàng quang trong thời gian dài dẫn tới tình trạng phù thũng. Khiến mẹ khó tiểu sau sinh. 

Nguyên nhân thứ 3 đó là nhiều chị em trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên khi sinh con. Điều này sẽ dẫn tới sưng huyết ống dẫn tiểu. Gây phù nề, khó tiểu hoặc bí tiểu. 

Vết khâu tầng sinh môn có thể bị nhiễm trùng nếu đi vệ sinh không đúng cách
Vết khâu tầng sinh môn có thể bị nhiễm trùng nếu đi vệ sinh không đúng cách

Bí tiểu sau sinh để lại hậu quả gì?

Tuy không phải là vấn đề quá nguy hiểm đối với sản phụ sau sinh nhưng tình trạng bí tiểu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ:

– Làm tổn thương, mất cảm giác dây thần kinh tại bàng quang.

– Độ co của bàng quang bị ảnh hưởng.

– Viêm thận, viêm bàng quang do phù thũng.

– Suy thận, chức năng thận sụt giảm.

Hướng dẫn cách đi tiểu sau sinh thường

Làm thế nào để đi tiểu sau sinh thường nhanh nhất? Để điều trị són tiểu sau sinh hay bí tiểu, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, chị em hãy ghi nhớ các nguyên tắc sau:

  • Cố gắng tập đi tiểu để lấy lại phản xạ đi tiểu như bình thường
  • Dùng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn 
  • Dùng thuốc chống phù nề 
  • Dùng thuốc giúp tăng trương lực bàng quang
  • Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để tăng sức khỏe và mau hồi phục thể lực

Cách giúp đi tiểu sau sinh thường cơ bản mà mẹ nào cũng phải thực hiện đó là tập đi tiểu theo khung giờ cố định để tạo thói quen cho cơ thể. Ban đầu các mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn kèm theo cảm giác đau đớn nhưng vẫn phải cố gắng. Hạn chế tích nước tiểu trong cơ thể hoặc nhịn tiểu do đau mà sau này dễ bị nhiễm trùng bàng quang. 

Táo bón sau sinh và những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân sản phụ bị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh là tình trạng dễ gặp ở các sản phụ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

– Các cơn co thắt ruột giảm tần suất xuất hiện do tác động của hormone progesterone trong thai kỳ. Quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chất lỏng thúc đẩy mạnh mẽ khiến cho quá trình xử lý chất thải trong đường ruột trở nên chậm hơn. Lượng thải này bị tồn đọng  và khó bị đào thải ra ngoài sau sinh.

– Trong quá trình chuyển dạ, hệ tiêu hóa của người phụ nữ hoạt động chậm lại. Cùng với tác động của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, quá trình chuyển hóa, đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn hơn.

–  Tử cung tăng kích thước trong suốt cả thai kỳ. Từ đó khiến cho các cơ trong đường ruột, đường tiêu hóa của người phụ nữ bị giãn nở theo, mất khả năng co bóp. Lúc này, nhu động ruột hoạt động kém đi, giảm chuyển động. Khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Chế độ ăn uống không khoa học, ăn ít rau xanh và trái cây

– Vết rạch tầng sinh môn gây đau đớn, cản trở quá trình đi đại tiện.T

Táo bón sau sinh để lại hậu quả gì?

Biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón sau sinh đó chính là bệnh trĩ. Trĩ khiến chị em đau đớn, tự ti. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của chị em.

Cải thiện tình trạng táo bón sau sinh

Ăn nhiều rau xanh là cách khắc phục tình trạng táo bón cho sản phụ sau sinh
Ăn nhiều rau xanh là cách khắc phục tình trạng táo bón cho sản phụ sau sinh

Bác sĩ sản khoa khuyên chị em nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh:

– Bổ sung thêm chất xơ trong mỗi bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột làm mềm phân.

– Uống đủ nước, làm mềm phân và giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài.

– Bổ sung một số vitamin như D, A, các loại canxi, kẽm, sắt,…

– Vận động thường xuyên để kích hoạt quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ phân, chất thải tích tụ ở đường ruột.

– Tập đi vệ sinh dần dần và thường xuyên hơn, không ngồi quá lâu để tránh tạo áp lực lên tĩnh mạch. Khi đi vệ sinh, chị em nên ngồi thẳng để hỗ trợ trực tràng, giúp chất thải được đẩy ra dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn chị em đi sinh sau sinh thường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và giải đáp từ chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]