Hạ canxi máu: Triệu chứng và cách điều trị

11/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hạ canxi máu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy triệu chứng và cách sơ cứu người bị hạ canxi máu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hạ canxi máu là gì?

Co rút cơ là biểu hiện khi canxi trong máu bị hạ

Khi nồng độ huyết thanh thấp hơn bình thường thì được gọi là hạ canxi máu. Chính xác hơn, hạ canxi máu được định nghĩa là nồng độ canxi trong huyết thanh toàn phần ≤ 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l). Nhưng với điều kiện là lượng protein huyết tương bình thường, hay nồng độ canxi ion hóa < 4.7 mg/dl (1.17 mmol/l).

Hạ canxi máu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi là:

  • Còi xương,
  • Chậm phát triển chiều cao,
  • Hay khóc đêm,
  • Vã mồ hôi trộm. 

Còn ở người lớn thì sự hạ canxi trong máu có thể dẫn đến loãng xương, thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu. Từ việc hấp thụ canxi kém đến sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến canxi hoặc do một số yếu tố di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu:

Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: 

Những đối tượng sau cần lượng canxi hàng ngày cao hơn so với người bình thường:

Nếu lượng canxi hàng ngày không được cung cấp đầy đủ thì những đối tượng này sẽ dễ bị hạ canxi trong máu.

Hạ albumin: 

Hạ canxi máu xảy ra ở những bệnh nhân bị hạ albumin máu. Do các nguyên nhân gồm:

Ở bệnh nhân bị hạ canxi máu, việc đo albumin huyết thanh là cần thiết. Để phân biệt tình trạng hạ canxi máu thực sự, bao gồm giảm canxi huyết thanh ion hóa, với giảm canxi máu giả. Nghĩa là giảm canxi toàn phần do giảm lượng canxi liên kết với albumin, nhưng lượng canxi ion hóa không đổi.

Suy tuyến cận giáp: 

Hormon tuyến cận giáp hoạt động với vai trò là kết hợp với các hormon khác để điều chỉnh nồng độ canxi, phospho và vitamin D trong máu và xương. Mục đích là giữ được canxi cân bằng. Suy tuyến cận giáp được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH). Thiếu hụt PTH có thể gây ra giảm nồng độ canxi và tăng nồng độ photpho trong cơ thể.

Thiếu vitamin D: 

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kích thích bài tiết hormone chuyển hóa xương. Vitamin D cùng với canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và bảo vệ xương. Từ đó giúp bạn phát triển chiều cao. 

Một chế độ ăn thiếu vitamin D hoặc tình trạng ruột kém hấp thu là nguyên nhân chính dẫn đến hạ canxi máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như sự thay đổi trong việc chuyển hóa vitamin D khi dùng một số loại thuốc (ví dụ như phenytoin, phenobarbital, rifampin). Hoặc do giảm hình thành vitamin D do da thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời

Cần bổ sung vitamin D hàng ngày cho cơ thể qua các thực phẩm giàu vitamin D để phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu

Thiếu magie huyết: 

Hạ canxi máu là một biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu magie. Bệnh nhân bị hạ canxi máu kết hợp thiếu magie máu cũng cho thấy nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) thấp. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt magie sẽ ức chế sự giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH) ở những bệnh nhân bị hạ canxi máu. Sự phục hồi magiê cấp tính nhanh chóng điều chỉnh mức PTH. Cho thấy tình trạng hạ magie huyết ảnh hưởng đến việc giải phóng PTH, hơn là sự tổng hợp của nó.

Bệnh thận: 

Bệnh ống thận. Bao gồm toan hóa ống lượn gần mắc phải do các chất độc thận (ví dụ như kim loại nặng, đặc biệt cadmium. Và toan hóa ống lượn xa. Có thể gây hạ canxi máu nặng do mất canxi qua thận. Và làm giảm chuyển hóa của vitamin D sang dạng hoạt động 1,25 (OH)2D.

Viêm tụy cấp: 

Nguyên nhân chủ yếu là do kết tủa canxi dạng xà phòng hóa trong khoang bụng. Ngoài ra việc giải phóng calcitonin do glucagon kích thích và giảm bài tiết PTH. Khi tuyến tụy bị tổn thương, các axit béo tự do được tạo ra do hoạt động của lipase tuyến tụy. Các muối canxi không hòa tan có trong tuyến tụy. Và các axit béo tự do rất thích chelat hóa các muối, dẫn đến lắng đọng canxi ở sau phúc mạc. Từ đó dẫn đến việc hạ canxi máu.

Hội chứng đói xương:

Phẫu thuật điều chỉnh cường cận giáp nguyên phát hoặc thứ phát có thể liên quan đến hạ canxi máu nghiêm trọng. Do sự gia tăng nhanh chóng của quá trình tái tạo xương. Hạ canxi máu xảy ra nếu tốc độ khoáng hóa xương vượt quá tốc độ hủy xương qua trung gian hủy cốt bào.

Ngoài ra còn một số nguyên khác gồm: 

  • Giảm protein máu
  • Sốc nhiễm khuẩn,
  • Tăng phosphat máu,
  • Do thuốc chống co giật (ví dụ, phenytoin, phenobarbital) và rifampin,…

Biểu hiện khi bị hạ canxi máu

Triệu chứng khởi đầu

Ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng tê môi, lưỡi và các đầu ngón tay, ngón chân nên không thể cử động để nói chuyện hay hoạt động tay chân bình thường được. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng co thắt các cơ của tay, còn gọi là hiện tượng “bàn tay đỡ đẻ” khiến các ngón tay không xòe ra được. Nếu tình trạng co thắt này xảy ra ở chân sẽ gây ra hiện tượng ‘dầu bàn đạp”, bàn chân duỗi ra như trong tư thế đạp xe.

Triệu chứng tiến triển

Sau triệu chứng ở tay chân, hạ canxi máu sẽ gây co thắt các vùng cơ mặt và cơ toàn thân gây đau đớn nghiêm trọng. Nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị khó thở, nặng hơn là tình trạng co giật toàn thân hoặc khu trú.

Triệu chứng hạ canxi máu xảy ra sau kích thích

Ở người bị hạ canxi tiềm tàng, tình trạng hạ canxi máu thường xảy ra khi có kích thích quá mức như cãi nhau, buồn bã, mệt mỏi, cảm sốt, tức giận, căng thẳng,…

Khi gặp các triệu chứng này, nhất là ở người có tiền sử hạ canxi máu thì cần thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt

Một số dấu hiệu khi bị hạ canxi máu

Cần làm gì khi bị hạ canxi máu?

Điều quan trọng nhất cần làm trước tiên khi gặp người bị hạ canxi máu đó là giữ bình tĩnh. Sau đó đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

  • Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu bệnh nhân ngất đi lâu thì bạn hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.
  • Kiểm tra xem những đồ vật bệnh nhân mang theo có viên canxi dạng sủi hay không. Nếu có thì lấy 1 viên pha với 1 cốc nước, đợi thuốc tan thì cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không tự uống được thì có thể dùng thìa đút hoặc vỗ mạnh 2 bên má cho bệnh nhân tỉnh lại và uống thuốc.
  • Trường hợp bệnh nhân không mang theo canxi thì cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất một cách nhanh chóng, để được xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa hạ canxi máu

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi 

  • Bạn có thể phòng ngừa thiếu canxi bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, cần biết rằng những thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa có thể chứa nhiều chất béo bão hoà và chất béo trans.  Đây là một loại acid béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể.
  • Nên chọn các thực phẩm có ít hoặc không có chất béo để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không nên nạp vào cơ thể quá nhiều canxi. Tham khảo mức canxi được khuyến nghị hàng ngày ở bảng trên.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng hấp thu canxi vào máu. Do đó, bạn có bổ sung vitamin D qua các thực phẩm như:

  • Các loại cá: cá hồi,cá ngừ
  • Nước cam.
  • Sữa.
  • Trứng.
  • Nấm portobello (nấm bàn).

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể tạo vitamin D. Do đó việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng giúp tăng cường vitamin D trong cơ thể.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc duy trì nồng độ canxi và vitamin D, bác sĩ cũng khuyến cáo nên duy trì một số thói quen tốt để phòng ngừa hạ canxi máu:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao hợp lý. 
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia cũng như các chất kích thích.

Trên đây là những thông tin về hạ canxi máu. Bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám tình trạng cụ thể để có hướng điều trị đúng đắn. Liên hệ hotline 1900 1984 để được hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]