GIẢI ĐÁP: Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu phải làm sao? 

03/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Trên thực tế, trường hợp sản phụ có thai lại sau 4 tháng kể từ khi sinh mổ không phải là chuyện hiếm. Vậy sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu phải làm sao? Nếu như mẹ muốn tìm kiếm giải pháp cho trường hợp này, hãy theo dõi những thông tin mà bài viết dưới đây chia sẻ!

Sau đẻ mổ thời gian bao lâu mẹ có thể mang thai lại? 

Theo các bác sĩ sản khoa, thời gian phù hợp để mẹ có thể mang thai lại sau khi sinh mổ cần ít nhất khoảng 2 năm bởi những lý do sau đây: 

– Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ mất nhiều máu cũng như sức lực, do đó cần thời gian nhất định để có thể phục hồi hoàn toàn, sẵn sàng cho những lần mang thai về sau. 

– Sau sinh, vết mổ ở tử cung chưa kịp lành lại. Do đó, việc sinh mổ quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ nứt vết mổ ở những lần mang thai về sau. 

– Trẻ sơ sinh đang bú mẹ cần được chăm sóc đầy đủ để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Trong khi đó, việc mang thai quá sớm lại khiến cho mẹ không có đủ thời gian chăm sóc con nhỏ đồng thời dưỡng thai tốt. 

Bên cạnh đó, khi mang thai lần tiếp theo quá sớm, mẹ cũng cần cân nhắc đến những vấn đề khác như: Kinh tế, gia đình, xã hội… 

Việc mang thai lại quá sớm sau khi sinh mổ để lại nhiều lo lắng cho mẹ bầu
Việc mang thai lại quá sớm sau khi sinh mổ để lại nhiều lo lắng cho mẹ bầu

Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu nguy hiểm như thế nào?

Trường hợp mẹ có thai sau 4 tháng kể từ khi sinh mổ tuy không gặp nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra trong thực tế. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là điều vô cùng nguy hiểm. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên bỏ thai hay không. 

Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu không phải là hiện tượng quá hiếm gặp
Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu không phải là hiện tượng quá hiếm gặp

Dưới đây là một số nguy cơ mẹ có thể phải đối diện khi có thai sau sinh mổ 4 tháng, bao gồm: 

Vỡ và nứt vết mổ lần đẻ trước 

Sau lần đẻ trước, sản phụ cần phải giữ gìn và bảo vệ vết mổ đẻ tối thiểu là 6 tuần để sẹo có thể lành. Tùy từng loại cơ địa và thể trạng, quá trình phục hồi của các vết mổ đẻ sẽ khác nhau. Trong khoảng từ 2 đến 4 tháng đầu sau sinh, vết mổ sẽ có nguy cơ bị nứt lớn nhất. Do đó, việc sản phụ có mang sớm sau sinh mổ sẽ khiến cho nguy cơ vết mổ tổn thương ngày càng cao hơn. 

Sản phụ bị tăng các nguy cơ gặp biến chứng hay vấn đề về nhau thai 

Những vấn đề về nhau thai như là nhau tiền đạo hay nhau cài răng lược, nhau bám mặt trước có thể xảy ra khi mẹ bầu mang thai quá sớm sau đẻ mổ. Nguyên do là tử cung chưa phục hồi và ổn định chức năng khiến quá trình hình thành nhau gặp vấn đề bất thường. Đồng thời, ảnh hưởng từ bánh nhau cũng có thể tác động xấu tới ruột, bàng quang cũng như những cơ quan nội tạng khác của mẹ. 

Thai làm tổ ở vết mổ đẻ cũ của mẹ 

Đây là một dạng thai ngoài tử cung khá phổ biến khi mẹ mang thai sau khi sinh mổ sớm. Vết sẹo mổ đẻ cũ lúc này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, do đó, thai làm tổ rất dễ hình thành ở vết mổ cũ khiến mẹ phải từ bỏ. Nếu như thai tiếp tục phát triển, nhau thai bám vào vị trí không thuận lợi. Nguy hiểm hơn là tình trạng tử cung bị thai đâm thủng, tiến vào hố chậu có thể khiến mẹ bị mất máu nhiều gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi 

Bên cạnh vấn đề về nhau thai hay thai ngoài tử cung, việc mẹ mang thai quá sớm sau khi sinh mổ còn dẫn tới nguy cơ thai nhi kém phát triển, dễ bị sinh non

Mang thai sau khi đẻ mổ 4 tháng có được giữ lại thai nhi hay không? 

Câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc, trường hợp mang thai sau 4 tháng kể từ khi sinh mổ có được giữ thai hay không? Theo các bác sĩ sản khoa, không phải trường hợp nào cũng nhất thiết phải bỏ con. Nếu như thai nhi đáp ứng điều kiện phát triển bình thường, sức khỏe của mẹ đảm bảo điều kiện thì hoàn toàn có thể sinh con.

Tuy nhiên, việc có thai quá sớm sau khi sinh mổ, mẹ và bé vẫn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu phải làm sao? 

Mẹ cần làm gì khi phát hiện mang thai sau 4 tháng từ khi sinh mổ? 

Theo bác sĩ Sản khoa, sau khi sinh mổ 4 tháng, việc có mang trở lại là vô cùng nguy hiểm. Lúc này, mẹ cần tuân thủ lịch khám thai, theo dõi sức khỏe định kỳ. Qua những buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ cũng có thể đưa ra nhận định chính xác về thai nhi cũng như tình trạng của sản phụ. Thông qua trao đổi với mẹ bầu, bác sĩ căn cứ vào thể trạng từng trường hợp cụ thể để cân nhắc về việc mẹ có nên giữ thai hay không. 

Với những trường hợp sức khỏe và thể chất của mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, việc mang thai và giữ thai khỏe mạnh vẫn có dấu hiệu tích cực. 

Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu

Trong trường hợp có sự thống nhất của bác sĩ và gia đình sản phụ về việc giữ thai, mẹ vẫn cần tuân thủ một số chú ý quan trọng như sau: 

– Khám và theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn của bác sĩ nhằm theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. 

– Cần xác định về việc mổ chủ động theo kế hoạch quản lý của thai kỳ. Bởi việc sinh đẻ tự nhiên lúc này rất khó xảy ra, có thể mang đến những nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

– Theo dõi sát sao quá trình dinh dưỡng trong lần mang thai thứ 2, cần đảm bảo hàm lượng dưỡng chất và dinh dưỡng cần nạp bằng việc nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng thai kỳ

– Tránh việc quá căng thẳng, mệt mỏi, thay vào đó cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong khoảng thời gian mang thai.

Đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ mẹ nhé!
Đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ mẹ nhé!

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu phải làm sao”. Nhìn chung, tốt hơn hết, sau khi sinh mổ, vợ chồng nên có những biện pháp tránh thai phù hợp. Tránh tình trạng có thai quá sớm gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Trường hợp bạn mang thai sau sinh mổ quá sớm, đừng quá lo lắng mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn cụ thể. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]