Đổ mồ hôi trộm ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trẻ đổ mồ hôi trộm là tình trạng không hiếm gặp. Việc này không liên quan tới các yếu tố thời tiết, môi trường mà liên quan trực tiếp tới sự vận hành trong cơ thể của trẻ. Xem chi tiết trong bài biết để có cách khắc phục hiệu quả.

Tổng quan về đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi khi đang ngủ, thường xuất hiện vào ban đêm. Trong đó, mồ hôi trộm gồm hơn 90% là nước cùng các thành phần khác như muối và chất cặn bã. Đổ mồ hôi trộm không liên quan đến yếu tố môi trường như nóng hay lạnh.

Mồ hôi trộm ở trẻ thường ra ở các khu vực như: đầu, lưng, nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân… Ra mồ hôi trộm khiến trẻ bị mất một lượng nước, muối kháng, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, suy kiệt. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến trẻ ngủ không yên giấc, dễ bị giật mình, tỉnh giấc, quấy khóc vào ban đêm. 

Phân loại

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ được chia thành hai loại chính là sinh lý và bệnh lý:

– Đổ mồ hôi trộm sinh lý

Do quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, trẻ xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm để giúp cơ thể tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, đổ mồ hôi trộm thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

– Đổ mồ hôi trộm bệnh lý

Với trường hợp bệnh lý, ra mồ hôi trộm thường liên quan đến một số bệnh ở trẻ như còi xương… đồng thời không liên quan đến yếu tố thời tiết, môi trường.

Bên cạnh đó, trẻ cũng xuất hiện một số dấu hiệu như: ngực nhô, đầu xương to, ăn uống kém… Mồ hôi trộm ra nhiều nhất ở lưng, nách, trán, bàn tay và bàn chân…

Đổ mồ hôi trộm có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ ở trẻ
Đổ mồ hôi trộm có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ ở trẻ

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ như:

Thiếu vitamin D

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có hệ xương phát triển mạnh mẽ. Việc không được bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể sẽ khiến bé xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm về đêm, nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa

Chứng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là chứng thường gặp ở người trưởng thành nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ. Hội chứng này không chỉ khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm về đêm mà còn đổ mồ hôi nhiều cả ngày, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân.

– Tim bẩm sinh

Việc mắc các bệnh lý về tim mạch làm tăng tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ, đặc biệt là đổ mồ hôi trộm về đêm.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng thường gặp ở trẻ sinh non. Tình trạng ngưng thể có thể kéo dài tới 20 giây khiến da của trẻ nhợt nhạt, thở khò khè kèm tiết nhiều hôi trên cơ thể.

Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Dựa trên các nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục như:

– Tăng cường, bổ sung vitamin D cho trẻ bằng việc tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và cho trẻ tắm nắng vào khung giờ 6 – 9 giờ sáng mỗi ngày. Lưu ý, chỉ để da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng, không để mắt của con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

– Giữ cơ thể của con luôn mát mẻ, thoải mái, sạch sẽ: Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, không bí bách, ngột ngạt.

– Bổ sung cho trẻ đủ nước.

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát (cam, rau má, cải ngọt, bí đao…) và hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ để giảm bớt sự tiết mồ hôi, nổi mụn, mần ngứa…

– Cho trẻ nằm ở phòng mát với nhiệt độ phòng ở mức từ 22 – 26 độ C. Ba mẹ có thể đặt thêm quạt hoặc máy lọc không khí trong phòng để tăng cường lưu thông khí. Lưu ý, không để quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào người con.

–  Hạn chế đội mũ cho bé khi con ngủ, trừ trường hợp bé sinh non.

– Với trẻ sơ sinh, khi quấn khăn cho con ngủ, ba mẹ nên chọn loại khăn mềm mịn, thoáng khí, thấm hút tốt với các chất liệu như cotton, vải sợi tre…

– Khi trẻ ra mồ hôi, dùng khăn mềm hoặc khăn xô lau người để tránh việc mồ hôi bốc hơi khiến con bị cảm lạnh.

– Bên cạnh bổ sung vitamin D, ba mẹ tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, canxi, các loại vitamin trong thực đơn dinh dưỡng của con.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm có sao không?

Đổ mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại
Đổ mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại

Đổ mồ hôi trộm sinh lý là hiện tượng bình thường mà nhiều trẻ gặp phải vậy nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, ba mẹ nên tạo cho bé môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng và chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.

Với đổ mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ, ba mẹ nên theo dõi và đưa con đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với bác sĩ Nhi khoa đầu ngành ngay!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]