Đổ mồ hôi toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị

13/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đổ mồ hôi toàn thân không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sinh hoạt của người mắc hội chứng này. Vậy làm sao để khắc phục và phòng ngừa? Tìm câu trả lời ngay trong bài viết bên dưới!

Thông tin chung về đổ mồ hôi toàn thân
Thông tin chung về đổ mồ hôi toàn thân

Thông tin chung về đổ mồ hôi toàn thân

Đổ mồ hôi toàn thân (tăng tiết mồ hôi toàn thân) là tình trạng cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều hơn bình thường của nhu cầu sinh lý. Cơ thể có thể tiết mồ hôi ngay cả khi đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ nhàng. Các khu vực chứa nhiều tuyến mồ hôi (nách, trán, tay, chân…) luôn trong tình trạng ẩm ướt, ở một số trường hợp, mồ hôi thậm chí còn nhiều đến mức nhỏ giọt.

Đổ mồ hôi toàn thân có nhiều gây ra nhiều ảnh hưởng:

– Tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và công việc.

– Xuất hiện mùi hôi cơ thể, đặc biệt là ở vùng chân, nách…

– Nguy cơ cao mắc các bệnh lý về da như mụn, nấm da, viêm da… do da luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm… Đặc biệt, da sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu có vết thương hở.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi toàn thân

Dựa trên các nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi được chia làm 2 loại là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát (tăng tiết mồ hôi khu trú)

Ở trường hợp này, không có nguyên nhân thực thể gây đổ mồ hôi toàn thân. Các phản ứng xảy ra đều là do tự phát.

Người bệnh thường tiết nhiều mồ hôi ở vùng mặt, tay, nách, bàn chân.. do các kích thích quá mức từ dây thần kinh truyền đến tuyến mồ hôi.

Đa phần, tình trạng đổ mồ hôi toàn thân xuất hiện ngay từ khi người bệnh còn nhỏ và có tính di di truyền.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Người bệnh đổ nhiều mồ hôi toàn thân do các nguyên nhân bệnh lý hoặc do sử dụng thuốc. Phần lớn, mồ hôi có xu hướng ra nhiều khi người bệnh ngủ.

Một số bệnh lý/ tình trạng sức khỏe thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi toàn thân như:

– Đái tháo đường

– Mãn kinh

Cường giáp

– Béo phì

– Viêm khớp dạng thấp

– Bệnh gout

– Các bệnh lý nhiễm trùng

– Đau tim, suy tim

Suy hô hấp

– Bệnh Parkinson

– Lymphoma

Mang thai

– Căng thẳng, lo lắng quá mức

– …

Ngoài ra, đổ mồ hôi toàn thân cũng có thể là tác dụng phụ từ việc sử dụng một số loại thuốc như:

– Thuốc chống trầm cảm

– Thuốc chữa alzheimer

– Thuốc điều trị đái tháo đường

– Thuốc điều trị tăng nhãn áp

Triệu chứng của đổ mồ hôi toàn thân

Đổ mồ hôi toàn thân là vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy. Trong đó, người bệnh thường:

– Tiết mồ hôi đối xứng cả hai bên cơ thể.

– Mồ hôi ra nhiều quá mức, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

– Đổ nhiều mồ hôi trước 25 tuổi.

– Mồ hôi ra nhiều ở tay, chân, nách

– Tần suất ra mồ hôi nhiều hơn 1 lần/ tuần.

Phương pháp chẩn đoán tăng tiết mồ hôi toàn thân

Khi thăm khám và điều trị tình trạng đổ mồ hôi toàn thân, bác sĩ thường thăm khám và khai thác bệnh sử đổ mồ hôi với các thông tin cơ bản như:

– Đổ mồ hôi nhiều khi nào?

– Mồ hôi thường tiết ra nhiều nhất ở khu vực nào?

– Khi ngủ, mồ hôi có tiết ra nhiều không?

– …

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm sinh hóa máu hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân thứ phát gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi (nếu có)_.

Bác sĩ sẽ khám và khai thác bệnh sử như mồ hôi đổ nhiều khi nào, ảnh hưởng ra sao với sinh hoạt hàng ngày, mồ hôi thường tiết nhiều ở đâu, có đổ mồ hôi trong lúc ngủ không, đồng thời cho bạn thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa máu hoặc hình ảnh học như siêu âm để tìm nguyên nhân thứ phát gây tăng tiết mồ hôi nếu có.

Điều trị đổ mồ hôi toàn thân

Việc điều trị tình trạng đổ mồ hôi toàn thân cần dựa trên các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng như:

Sử dụng nhóm chất Antiperspirants

Antiperspirants thường được sử dụng trong điều trị với những trường hợp tăng tiết mồ hôi toàn thân cấp độ nhẹ. Tác dụng của nhóm chất này chính là chống lại sự bài tiết mồ hôi để ngăn ngừa triệu chứng.

Dùng các loại thuốc kê đơn

Qua việc thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống giao cảm như: Propantheline bromua hoặc Propranolol SR,…

Chuyển ion (Drionics machine)

Khi việc dùng các loại thuốc kê đơn không đạt hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định dùng biện pháp chuyển ion. Theo đó, một dòng điện cường độ thấp sẽ được áp vào lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân của người bệnh trong dung dịch điện giải để chuyển ion.

Tuy nhiên, phương pháp này thường ít được áp dụng do chi phí cao, tốn thời gian và khó áp dụng với các khu vực như mặt, nách…

Tiêm botulinum

Botulinum được sử dụng với mục đích là làm tê liệt dây thần kinh giao cảm tiết mồ hôi tạm thời để điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi. Người bệnh sẽ được tiêm Botulinum vào các khu vực tập trung nhiều tuyến mồ hôi như nách hoặc lòng bàn tay… với tần suất ít nhất 2 lần/năm để duy trì hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiệu quả hàng đầu trong việc điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân. Khi đó, bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn dây thần kinh giao cảm tiết mồ hôi bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây cũng là dạng phẫu thuật ít xâm lấn với thời gian phục hồi nhanh, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định với người bệnh từ đủ 18 tuổi.

Cách phòng ngừa

Thực tế, đổ mồ hôi toàn thân không thể điều trị dứt điểm. Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên xây dựng những thói quen khoa học trong cuộc sống hàng ngày:

– Bổ sung đủ nước, không để cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…

– Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ tự nhiên.

– Dùng các sản phẩm xịt khử mùi, sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa mồ hôi tại chỗ để loại bỏ mùi khó chịu trên cơ thể.

– Có thể áp dụng thêm các biện pháp như ấn huyệt, châm cứu… để ổn định hệ thống thần kinh giao cảm, giảm tiết mồ hôi hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung về đổ mồ hôi toàn thân. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]