Tăng nhãn áp là bệnh lý về mắt phổ biến gây tình trạng nhìn mờ, đau đầu. Nếu không được điều trị phù hợp kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh thị giác, mù lòa.
Tổng quan về tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp (Tăng áp lực nội nhãn – IOP) là tình trạng áp lực trong mắt cao hơn mức bình thường do thủy dịch không thoát được ra.
Bình thường, mắt liên tục tạo thủy dịch chảy về phía trước và thoát ra ngoài, lượng dịch được tạo ra cân bằng với lượng dịch thoát ra ngoài. Áp suất mắt bình thường dao động trong khoảng 11 – 21 mmHg. Tuy nhiên, khi thủy dịch không thoát được ra ngoài, người bệnh đối mặt với tình trạng tăng nhãn áp. Khi đó, áp lực đồng tử ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt thường cao hơn 21mmHg. Tình trạng này không liên quan đến tổn thương dây thần kinh thị giác.
Theo ước tính, riêng Hoa Kỳ có tới 3 – 6 triệu người bị tăng nhãn áp và có nguy cơ tiến triển thành Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống).
Tăng nhãn áp khác với bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống)
Bệnh Glocom là tình trạng áp lực trong mắt tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Đây có thể là hệ quả của tăng nhãn áp. Bệnh Glocom nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực ở người bệnh do tín hiệu điện tử từ mắt không được truyền qua dây thần kinh đến não.
Phân loại
Tăng nhãn áp được chia thành 4 loại chính
– Góc mở
Đây là tình trạng phổ biến nhất, chiếm tới 90% các trường hợp tăng nhãn áp. Ở loại tăng nhãn áp này, góc thoát (góc tiền phòng) của người bệnh vẫn mở rộng, tắc nghẽn trong các ống thoát tủy dịch. Đa phần các trường hợp, thời gian đầu người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào và bệnh có diễn tiến từ từ.
– Góc đóng
Trái ngược với góc mở thì tăng nhãn áp góc đóng lại có diễn tiến nhanh, cần được can thiệp y tế khẩn cấp. Bệnh thường xảy ra ở người có góc thoát hẹp, đôi khi đóng hoàn toàn khiến thủy dịch không thoát được ra ngoài làm tăng áp lực mắt.
Người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như: nhức đầu, đau mắt nghiêm trọng, giảm thị lực, buồn nôn… và có thể phải phẫu thuật để mở kênh thoát thủy dịch.
– Căng thẳng mức bình thường
Tăng nhãn áp căng thẳng ở mức bình thường dù áp lực trong mắt ở mức bình thường nhưng người bệnh vẫn có thể bị tổn thương thần kinh thị giác. Nguyên nhân có thể do cơ thể người bệnh cực kỳ nhạy cảm với tăng áp lực mắt hoặc do lưu lượng máu thấp.
– Bẩm sinh
Tăng nhãn áp bẩm sinh khá hiếm gặp. Tăng nhãn áp bẩm sinh xảy ra khi kênh thoát thủy dịch không phát triển đúng cách từ trong bụng mẹ. Khi đó, trẻ thường có mắt to và đục hơn bình thường và cần phẫu thuật sớm để có được thị lực bình thường.
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Mắt sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc hệ thống thoát thủy dịch có vấn đề chính là nguyên nhân khiến thủy dịch bị tắc nghẽn gây tích tụ chất lỏng, tạo áp lực cho mắt.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như:
– Mắt đóng góc thoát dịch.
– Dịch không được thoát ra đúng cách dù khu vực trước mống mắt mở.
– Góc thoát dịch bị ngăn bởi protein hoặc đám sợi sắc tố.
– Mắt bị tổn thương.
– Góc thoát dịch bị ngăn lại do ung thư mắt.
Triệu chứng của tăng nhãn áp
Người bệnh tăng nhãn áp có thể không xuất hiện triệu chứng nào hoặc có thể bị đau đầu dữ dội, đau mắt tùy theo phân loại bệnh đang mắc phải. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể thấy đau mắt khi di chuyển hoặc dùng tay chạm vào mắt.
Về cơ bản, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Điều trị tăng nhãn áp
Chẩn đoán
Với các trường hợp nghi ngờ tăng nhãn áp, người bệnh được thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm như:
– Thử nghiệm Pachymetry để đo độ dày giác mạc, xác định chính xác chỉ số nhãn áp.
– Thử nghiệm Tonometry để đo áp lực trong mắt. Tonometry cần được đo vào các thời điểm khác nhau trong ngày do nhãn áp có thể thay đổi theo từng giờ.
– Đô thị trường mắt để loại trừ khiếm khuyết trường thị giác do tăng nhãn áp.
– Chụp cắt lớp kết hợp quang học là chẩn đoán không xâm lấn để chẩn đoán các bệnh võng mạc liên quan đến tăng nhãn áp và tiểu đường.
Điều trị
Tùy vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị.
– Dùng thuốc điều trị
Người bệnh có thể được kê 1 hoặc các loại thuốc nhỏ mắt như: Prostaglandin, Thuốc chẹn beta, Thuốc alpha-adrenergic, Thuốc ức chế carbonic anhydrase, Chất ức chế Rho kinase, Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic…
– Phẫu thuật
Phẫu thuật và laser có thể được chỉ định trong các trường hợp người bệnh không dung nạp với thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, việc can thiệp này cần được cân nhắc hết sức cẩn thận do những rủi ro liên quan còn cao hơn nguy cơ thực tế bệnh lý. Do vậy, người bệnh cần thăm khám và theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Trên đây là những thông tin chung về Tăng nhãn áp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non Trẻ sinh non là trẻ […]
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]
Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]