Dinh dưỡng thai kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó quyết định trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy đọc hết bài viết dưới đây để có thể tự xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé!
Dinh dưỡng thai kỳ – Nguyên tắc cần nhớ
Dinh dưỡng thai kỳ quyết định lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi bắt đầu mang thai, lượng dinh dưỡng mẹ cần tăng lên rất nhiều so với bình thường. Bởi lúc này, mẹ không chỉ nuôi cơ thể của mình. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý những nguyên tắc dinh dưỡng sau để giúp mẹ khỏe – con thông minh:
Bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất
Trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, bao gồm:
- Chất bột đường (carbohydrate);
- Chất đạm (protein);
- Chất béo (lipid);
- Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Tuy nhiên, 4 nhóm dinh dưỡng này cần được bổ sung hợp lý. Để mẹ không thiếu hụt dưỡng chất hoặc thừa chất dẫn đến béo phì. Theo khuyến cáo, trong thai kỳ mẹ bầu nên tăng khoảng từ 9 – 12 kg. Cụ thể, trong đó tam cá nguyệt thứ nhất nên tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300 gram trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Tham khảo thông tin cụ thể trong bảng dinh dưỡng dành cho bà bầu dưới đây:
Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu mang song thai, đa thai, chỉ số cân nặng cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể tùy vào thể trạng của mẹ.
Việc quá chú trọng vào cân nặng đôi khi cũng khiến mẹ gặp rất nhiều áp lực. Vì vậy, thay vì tập trung vào cân nặng thì mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm. Và đặc biệt hãy giữ tâm lý thoải mái.
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất
Khi nhắc đến dinh dưỡng thai kỳ, bên cạnh thực phẩm thì các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu sau:
- Acid Folic: Khi chuẩn bị mang thai hay khi vừa biết mình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung ngay Acid folic. Acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung Acid folic thông qua viên uống hoặc thông qua các thực phẩm có chứa Axit folic như: Bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ…
- Canxi: Mẹ cần bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Điều này giúp xương chắc khỏe. Cùng với đó giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp, thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Mẹ có thể uống canxi dạng viên, dạng nước. Hoặc bổ sung bằng các thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
- Vitamin D: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong thai kỳ cơ thể bị thiếu vitamin D thì có thể dẫn tới nguy cơ tiền sản giật. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam,…
- Sắt: Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ. Từ đó cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc mẹ sinh em bé.Mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua 2 viên uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, trứng, rau muống, củ dền… và uống thêm nước trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng cường hấp thu chất sắt.
- Protein: Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng, sữa,…
Chế độ vận động
Chế độ vận động là điều không thể thiếu nhằm giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mang thai mẹ cần lưu ý về thời gian vận động và cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng.
Mẹ có thể tham khảo các hình thức vận động phù hợp với bà bầu như tập yoga, đi bộ,… Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể mẹ dẻo dai. Từ đó, giúp cuộc vượt cạn sắp tới của mẹ được nhẹ nhàng hơn.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn
Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn có thể kể đến như:
- Trái cây và rau quả: cung cấp vitamin và chất xơ.
- Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc và gạo nâu: cung cấp chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
- Sữa và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo hoặc các loại đồ uống khác có thêm canxi và vitamin D.
- Protein từ các nguồn lành mạnh như các loại đậu, trứng, thịt nạc, hải sản,…
Những thực phẩm mẹ bầu nên kiêng
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho thai kỳ thì mẹ cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Rượu, nước uống có ga, caffeine…
- Các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói.
- Thực phẩm có thể gây bệnh cho bạn hoặc em bé từ virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn: phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi; bột cookie thô; thịt, trứng và hải sản nấu chưa chín…
Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Để dinh dưỡng thai kỳ được đảm bảo, mẹ cần thực hiện:
- Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được tư vấn những chất cần bổ sung trước và ngay khi biết mình mang thai.
- Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống giàu folate, sắt, canxi và protein. Ăn sáng mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Không sử dụng rượu, cá sống hoặc nấu chưa chín, cá chứa nhiều thủy ngân, thịt và thịt gia cầm chưa nấu chín và phô mai mềm.
- Thực hiện hoạt động thể chất cường độ vừa phải trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu.
- Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai
- Nếu mẹ gặp phải tình trạng nghén, hãy chia nhỏ bữa ăn. Để đảm bảo có thể của mẹ và thai nhi không bị đói
- Chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt cân nặng. Từ đó phòng tránh các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ,…
Đặc biệt, mẹ hãy lựa chọn một địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng. Để đồng hành cùng mẹ suốt thai kỳ. Liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]