Đẻ mổ ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh hồi phục?

02/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Sau khi sinh mổ, sức khỏe mẹ lúc này còn rất yếu. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lợi sữa đồng thời không để lại sẹo. Vậy đẻ mổ ăn gì và kiêng gì cho nhanh hồi phục? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp mẹ nhé!

Tại sao mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ? 

Trong thực tế, có nhiều ca sinh mổ là hậu quả của những biến chứng trong thai kỳ hoặc các trường hợp bất thường khác khi chuyển dạ. Việc sinh mổ gây ra nhiều khó khăn và đau đớn hơn khiến mẹ kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, để phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật, chế độ ăn uống hợp lý là điều mà các mẹ bầu hết sức lưu ý. Dưới đây là một số vai trò của chế độ dinh dưỡng với sức khỏe mẹ sau khi sinh mổ: 

– Protein và vitamin hỗ trợ tái tạo da non giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong vết mổ. Ngoài ra, các yếu tố vi lượng như là sắt, kẽm cũng đóng vai trò chính trong việc cầm máu. 

– Giúp tăng cường lượng sữa, giúp mẹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. 

– Kiểm soát hiệu quả cân nặng của mẹ sau khi sinh mổ 

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng cho mẹ sau khi sinh mổ
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng cho mẹ sau khi sinh mổ

Đẻ mổ ăn gì và kiêng gì?

Đẻ mổ ăn gì và kiêng gì: Tất-tần-tật về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

Nhóm những loại thực phẩm giàu chất protein 

Theo các chuyên gia, nhóm thực phẩm giàu protein là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ sau khi sinh mổ. Bên cạnh tác dụng làm lành vết thương một cách nhanh chóng, protein còn hỗ trợ tái tạo tế bào và các mô bị tổn thương. Bố mẹ có thể tìm thấy các nguồn thực phẩm chứa nhiều protein ở trong sữa, thịt, hải sản, đậu phụ hay các loại đậu. 

Đẻ mổ ăn gì và kiêng gì cho nhanh hồi phục
Đẻ mổ ăn gì và kiêng gì cho nhanh hồi phục

Nhóm những loại thực phẩm giàu canxi 

Canxi đóng vai trò bảo vệ xương khớp, hạn chế các bệnh lý về xương khớp sau khi sinh, đồng thời giúp em bé phát triển qua sữa mẹ. Do đó, mẹ lưu ý, sau sinh mổ cần bổ sung vào thực đơn canxi qua những loại thực phẩm như: Các loại hạt, phô mai, cá hồi, sữa chua và các loại đậu. 

Nhóm những loại thực phẩm giàu chất Sắt 

Sắt là loại khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Đặc biệt với những mẹ sau sinh mổ, cơ thể mất nhiều máu. Do đó, việc bổ sung sắt sau khi sinh mổ giúp mẹ ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu hậu kỳ do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như bí đỏ, lòng đỏ trứng gà hoặc các loại hạt ngũ cốc, rau xanh và trái cây như là nho, chuối.

Nhóm những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất 

Ngoài việc sử dụng các thực phẩm giàu protein, sắt hay canxi, mẹ bầu còn cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể nạp năng lượng. Lưu ý, mẹ sau sinh mổ có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại vitamin như là vitamin D, vitamin A và vitamin C. Trong đó, tác dụng cụ thể của mỗi nhóm vitamin bao gồm: 

Tác dụng của nhóm vitamin D với mẹ sau sinh mổ 

Theo như nghiên cứu mới nhất từ chuyên gia, Vitamin D đảm nhiệm vai trò như một loại hormone thay vì loại vitamin thông thường. Bên cạnh việc điều chỉnh tiến trình hấp thụ canxi, vitamin D tham gia vào quá trình tổng hợp enzyme, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hệ thống nội tiết tố. 

Do đó, khi thiếu vitamin D, nồng độ hóc môn Estrogen của mẹ sẽ giảm mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng da khô, xương yếu, khó tập trung, tâm trạng thất thường. Mẹ có thể nạp Vitamin D vào cơ thể thông qua bổ sung những loại thực phẩm như sữa bò tươi, sữa công thức, mỡ của các loại cá. 

Tác dụng của nhóm vitamin C đối với mẹ sau khi sinh mổ 

Vitamin C được biết đến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp mẹ tăng sức đề kháng, vết thương nhanh đều màu đồng thời khiến da sáng hơn. Vitamin C thường có nhiều trong các loại quả như là cam, súp lơ, cà chua hay ớt chuông, khoai tây. Ngoài ra, vitamin D còn giúp tái tạo mô da sau quá trình sinh.

Tác dụng của nhóm vitamin A đối với mẹ bầu sau khi sinh mổ

Vitamin A có tác dụng chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm vết mổ, rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu sau khi sinh. Nhìn chung, mẹ có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm có màu vàng, màu đỏ như: Cam, cà chua, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… hoặc những loại thực phẩm có màu xanh đậm như: Cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa… 

Đẻ mổ ăn gì và kiêng gì: Đẻ mổ nên chú ý phải kiêng ăn gì?

Theo chuyên gia, trải qua quá trình mổ lấy thai, ruột của sản phụ dễ bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày cũng sẽ giảm đi đáng kể. Từ đó, khả năng tiêu hóa trở nên kém hơn. Chính vì vậy, trong những ngày sau mổ, nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu thì nguy cơ bị đầy bụng, táo bón là vô cùng cao. 

Nếu sử dụng nhiều có nguy cơ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến cho vết mổ lâu lành hơn.
Nếu sử dụng nhiều có nguy cơ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến cho vết mổ lâu lành hơn.

 

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mẹ cần hạn chế để đảm bảo duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh:

– Những loại thực phẩm có tính hàn như là: Cua, ốc… Nếu sử dụng nhiều có nguy cơ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến cho vết mổ lâu lành hơn. 

– Đồ nếp, lòng trắng trứng hay rau muống là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lành sẹo, thúc đẩy quá trình tạo mủ, và làm tăng nguy cơ gây viêm vết mổ.

– Thực phẩm có sắc tố đen làm vết sẹo trở nên sâu hơn. 

– Thực phẩm và các gia vị cay nóng như là ớt hay hạt tiêu 

– Thực phẩm tái, sống hoặc chưa được chế biến kỹ như gỏi hay các loại rau sống 

– Sản phụ mắc chứng huyết áp cao cần hạn chế tuyệt đối ăn muối, hoặc ăn mặn

Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ sau đẻ mổ 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây để luôn giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất: 

– Không làm việc quá sớm, bởi sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu. Do đó, để vết thương mau lành, mẹ nên tránh làm việc, vận động.

– Kiêng tắm nước lạnh hoặc uống nước lạnh vì cơ thể dễ bị nhiễm lạnh

– Kiêng quan hệ trong vòng từ 4 đến 6 tuần để cơ thể phục hồi đồng thời bảo vệ sức khỏe tử cung 

– Pha nước ấm để vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh nguy cơ nhiễm  

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ được giải đáp thắc mắc “Sau đẻ mổ nên ăn gì và kiêng gì”. Đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]