Đau xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

13/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau xương chậu khi mang thai là một triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Vậy đau xương chậu khi đang mang bầu liệu có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đau xương chậu là gì?

Vùng xương chậu là vùng phía trên các xương đùi. Và là vị trí cuối của cột sống thắt lưng. Nằm đan xen giữa xương hông và xương đùi, xương chậu giúp nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể khi đứng hoặc ngồi. 

Đau vùng xương chậu là đau ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Đau vùng xương chậu đôi khi có thể lan ra các nơi như lưng dưới, mông hoặc đùi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng, có thể đột ngột, mạnh và ngắn. Hoặc chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định như tiểu tiện hoặc quan hệ.

Triệu chứng của đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra.

Mẹ có thể gặp những triệu chứng sau khi bị đau xương chậu lúc mang thai:

  • Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi.
  • Cảm giác nhức nhối, đau đớn, và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng, đáy xương chậu và phía sau của chân.
  • Dáng đi lạch bạch.
  • Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân. Đây là hậu quả của sự lệch xương chậu ở phía trên.
  • Khi đưa một chân lên, đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người cảm thấy đau buốt.
  • Thông thường thì về đêm, cơn đau càng trở nên tệ hại hơn khi nằm ngửa ngủ. Trở mình trên giường và bước chân xuống khỏi giường có thể làm tăng cảm giác đau.
  • Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
  • Đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.
  • Một số phụ nữ bị mắc chứng tiểu tiện không tự chủ được.

Nguyên nhân

Thường khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ tổng hợp một hormone được gọi là relaxin. Loại hormone này giúp làm giãn các dây chằng vùng chậu đến mức tối đa. Điều này là một quá trình bình thường để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiệu quả giãn nới tối đa của các dây chằng kết hợp với sự phát triển và tăng kích thước của thai nhi trong tử cung. Tạo ra một áp lực gia tăng lên xương chậu. Từ đó gây ra tình trạng đau xương chậu khi mang thai.

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơn đau xương chậu có cường độ cao hơn do:

  • Thai nhi phát triển to lớn
  • Ngôi thai thuận và chèn ép vào khung chậu cùng với xương mu và xương cột sống. 

Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cũng có thể đau cả xương mu và đau thắt lưng. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu, nhưng hoàn toàn không có hại cho thai nhi.
  • Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
  • Mang đa thai hoặc thai nhi rất lớn. Chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé. 
  • Có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.
  • Hoạt động mạnh thường xuyên, quá sức, tư thế không đúng cách và chấn thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành chứng SPD.
  • Vị trí và tư thế nằm của thai nhi có thể góp phần vào vấn đề này.
  • Tình trạng các mô liên kết của mỗi người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến độ chắc chắn của xương chậu.
  • Những chấn thương và chỗ rạn trước đây của xương chậu. 

Đau xương chậu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau xương chậu khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu, nhưng hoàn toàn không có hại cho thai nhi. Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng. Nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. 

Làm gì khi bị đau xương chậu lúc mang thai?

Mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng để giảm tình trạng đau xương chậu khi mang thai

Sau đây là một số điều cơ bản giúp mẹ giảm đi những lúc đau xương chậu khi mang thai, mẹ hãy thử tham khảo nhé!

  • Chườm ấm giảm đau.
  • Tắm trong bồn nước ấm (nếu có). Nhờ lực của nước sẽ làm giảm trọng lượng ở vùng xương chậu. Điều này sẽ làm cho mẹ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ nước khi thực hiện cách này, vì nhiệt độ không phù hợp có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nếu có thể, mẹ nên đầu tư cho mình đai bụng bầu. Với đai này sẽ làm giảm bớt trọng lượng của bụng lên xương chậu. Nếu mẹ không chắc chắn về đai này, có thể tham khảo bác sĩ đang quản lý thai nghén cho mẹ.
  • Mát-xa trước sinh cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm đau xương chậu.
  • Hầu hết các liệu pháp châm cứu đều làm giảm được những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Kể cả đau xương chậu.
  • Mẹ bầu cũng không nên mang giày cao gót, không nên đứng quá lâu.
  • Nếu mẹ đau nhiều, có thể hỏi ý kiến bác sĩ quản lý thai kỳ của mẹ về thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ và thuốc giãn cơ khi cần.

Lưu ý rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các biện pháp này. Vì vậy mẹ bầu hãy luôn thảo luận và nhận lời khuyên từ bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]