Đau vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

13/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau vùng chậu từ 6 tháng trở lên được gọi là đau vùng chậu mãn tính. Vậy có phương pháp nào điều trị bệnh này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đau vùng chậu mãn tính là bệnh gì?

Hiện nay, số người bị mắc bệnh đau vùng chậu mãn tính ngày càng nhiều, đặc biệt là phụ nữ.

Đau vùng chậu mãn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông. Có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn đau khác nhau tùy theo mỗi người. Ở một số phụ nữ, cơn đau chỉ ở mức trung bình và thỉnh thoảng hay tái phát lại. Trong một số trường hợp, cơn đau lại ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nó có thể gây ra một số vấn đề về giấc ngủ,  hiệu quả làm việc.

Đau vùng chậu mãn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khó chẩn đoán nếu nó là triệu chứng của một bệnh khác.

Nếu cơn đau vùng chậu mãn tính là tình trạng sức khỏe. Bạn chỉ cần xử lý nguyên nhân gây ra tình trạng này là có thể làm hết đau ở vùng chậu.

Thật không may, nhiều trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính. Do đó, mục tiêu của điều trị là làm giảm đau. Và giảm các triệu chứng khác. Từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau vùng chậu mãn tính là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ. Tình trạng đau vùng chậu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Theo nghiên cứu, đau vùng chậu mãn tính ảnh hưởng đến gần 1/6 phụ nữ. Biểu hiện bởi đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu trong thời gian kéo dài hơn 6 tháng. Đau có thể liên tục hoặc từng đợt. Đôi khi có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc xuất hiện ở một thời điểm nhất định như:

  • Trước hoặc sau ăn
  • Khi đi vệ sinh
  • Khi quan hệ tình dục.

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau vùng chậu mãn tính. Phần lớn nguyên nhân gây đau có liên quan với cơ quan sinh sản như tử cung, vòi trứng, buồng trứng. Nhưng cũng có một số nguyên nhân thuộc về các cơ quan khác như ruột, đường tiêu, cơ xương khớp…

Lạc nội mạc tử cung có thể là một trong những nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính

Nhưng thường gặp là do các nguyên nhân sau:

– Đau vùng chậu do bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

– Đau vùng chậu do bệnh lý viêm vùng chậu.

– Đau vùng chậu do bệnh viêm bàng quang.

– Đau vùng chậu do dính vùng chậu, do di chứng của tình trạng nhiễm trùng, phẫu thuật trước đó hoặc do bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

– Đau vùng chậu do bệnh sa các tạng vùng chậu.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn thấy đau vùng chậu do:

  • Chèn ép hoặc tổn thương các dây thần kinh vùng chậu; 
  • Đau do cơ, xương, khớp, dây chằng vùng chậu; 
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Chấn thương vùng chậu;
  • Thậm chí cả mắc trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh.

Triệu chứng của đau vùng chậu mãn tính

Các triệu chứng thường gặp của đau vùng chậu mãn tính là:

  • Khí hư có màu sắc, kết cấu bất thường hoặc mùi khó chịu;
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu ở một khu vực cụ thể hoặc rộng hơn;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Chu kỳ kinh không thường xuyên hoặc bị mất;
  • Chuột rút kì kinh nguyệt nghiêm trọng hơn so với bình thường;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Đau khi đi tiểu;
  • Đau khi trứng rụng;
  • Đau khi bạn ấn vào một số khu vực xương chậu;
  • Đau lưng;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Buồn nôn…

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây bệnh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh đau vùng chậu mãn tính, chẳng hạn như:

  • Tiền sử bệnh viêm vùng chậu;
  • Tiền sử bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục. Khoảng một nửa số phụ nữ có cơn đau ở vùng chậu được báo cáo từng bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục;
  • Tiền sử xạ trị hoặc phẫu thuật ở bụng hoặc khung xương chậu, điều này bao gồm một số phẫu thuật điều trị tình trạng đi tiểu không tự chủ;
  • Tiền sử bệnh trầm cảm. Cơn đau và trầm cảm dường như có sự liên quan;
  • Rượu hoặc lạm dụng ma túy;
  • Bất thường trong cấu trúc của bộ phận sinh dục;
  • Mang thai và sinh nở gây căng thẳng trên lưng và xương chậu. Chẳng hạn như việc em bé sinh ra có khối lượng lớn. Khiến việc chuyển dạ khó khăn. Hoặc phải sử dụng kẹp hoặc dụng cụ hút khi sinh.

Chẩn đoán đau vùng chậu mãn tính

Siêu âm là một trong những biện pháp giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng đau vùng chậu mãn tính

Để chẩn đoán bệnh đau vùng chậu mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

Kiểm tra vùng chậu

Phương pháp này có thể cho bác sĩ thấy những dấu hiệu nhiễm trùng, tăng trưởng bất thường hoặc cơ sàn chậu căng thẳng;

Các xét nghiệm

Trong khám phụ khoa, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn như Chlamydia hoặc bệnh lậu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thử máu. Để kiểm tra số lượng tế bào máu. Và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem bạn có mắc bệnh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay không?

Siêu âm

Phương pháp xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể. Chẩn đoán này giúp phát hiện các u nang trong buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn trứng;

Thủ thuật kiểm tra bằng hình ảnh khác

Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể xác định các cấu trúc hoặc tăng trưởng bất thường nào đó;

Phẫu thuật nội soi

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng. Và cho một ống mỏng có gắn máy ảnh nhỏ vào bên trong vết rạch. Nội soi giúp bác sĩ quan sát các cơ quan vùng chậu. Và kiểm tra xem có các mô bất thường hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay không? Thủ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu mãn tính.

Điều trị đau vùng chậu mãn tính

Các phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm vùng chậu mãn tính bao gồm:

  • Sử dụng thuốc;
  • Phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như: vật lý trị liệu, kích thích tủy sống, tiêm tại điểm gây kích thích, tâm lý trị liệu;
  • Phẫu thuật;
  • Phục hồi chức năng;
  • Châm cứu.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau vùng chậu mãn tính. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như tình trạng đau kéo dài quá lâu. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mạn tính. Gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin. Đau đầu do viêm xoang là gì? […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]