Đau bụng kinh là một hiện thường thấy khi phụ nữ đến kỳ kinh hàng tháng. Vậy đau bụng kinh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh còn có tên gọi khác là thống kinh. Đây là tình trạng xuất hiện những cơn đau quặn, cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới trước và trong ngày hành kinh. Tình trạng này tương đối phổ biến. Và nguyên nhân chủ yếu do sự co bóp liên tục của tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài.
Các cơn đau bụng kinh thường xuất hiện âm ỉ trong khoảng 1 – 2 ngày. Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh có thể gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của chị em.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Nguyên nhân gây đau bụng kinh sẽ được chia ra theo các dạng đau bụng kinh khác nhau. Cụ thể:
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Mà nó chủ yếu liên quan đến sự co bóp của tử cung. Ngay trước thời gian hành kinh, lượng prostaglandin tiết ra nhiều làm tử cung co bóp mạnh hơn, giúp niêm mạc tử cung bong ra và gây hành kinh.
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện do những bệnh lý về phụ khoa. Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng thứ phát bao gồm:
– Lạc nội mạc tử cung (nguyên nhân phổ biến nhất)
– Tuyến cơ tử cung
– U xơ tử cung
– Viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…
– Các nguyên nhân ít phổ biến hơn: dị tật bẩm sinh (ví dụ: tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), u nang và ung thư buồng trứng, hẹp cổ tử cung.
Yếu tố nguy cơ gây thống kinh
Những yếu tố sau đây chính là tác nhân gây đau bụng kinh và thậm chí còn làm cho tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn:
– Phụ nữ dưới 25 tuổi thường bị đau bụng kinh nguyên phát và phụ nữ trên 35 tuổi thường bị đau bụng kinh thứ phát.
– Hành kinh quá sớm (trước 11 tuổi) hoặc quá muộn.
– Hút thuốc lá.
– Rối loạn kinh nguyệt: tình trạng kinh ra dài và nhiều (rong kinh) hoặc kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến đau bụng kinh.
– Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị gái bị đau bụng kinh.
Triệu chứng khi bị thống kinh
Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm:
– Đau nhói, co thắt hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới (mức độ từ nhẹ đến dữ dội).
– Cơn đau thường bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh. Đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh. Và giảm dần sau 2 – 3 ngày. Nếu đau bụng kinh thứ phát, cơn đau có thể xuất hiện trễ hơn và kéo dài hơn.
– Đau bụng âm ỉ, liên tục.
– Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan xuống dưới đùi.
– Một số triệu chứng khác: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.
Đau bụng kinh có phổ biến không?
Đau bụng kinh là tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, do ngưỡng đau của mỗi người là khác nhau nên hiện các thống kê về tình trạng thống kinh ở các quốc gia là chưa hoàn toàn chính xác.
Theo một số khảo sát, tại Trung Quốc, có khoảng 33% phụ nữ cảm thấy bị đau bụng trước và trong ngày hành kinh, trong đó tỷ lệ thống kinh nguyên phát chiếm tỷ lệ cao. Điều đáng nói, có rất nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và công việc.
Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: Có đến 72% nữ thanh niên lứa tuổi 19 ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau.
Năm 1985, ở Mỹ 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% vì đau bụng kinh mà mỗi tháng phải nghỉ một đến ba ngày.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Đau bụng kinh tuy không gây ra biến chứng nặng nề nhưng nó gây cản trở khá nhiều đến cuộc sống thường ngày cũng như ảnh hưởng tâm lý.
Tuy nhiên, những bệnh lý gây đau bụng kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể để lại sẹo ở ống dẫn trứng. Từ đó làm tăng nguy cơ trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu như xuất hiện các biểu hiện như:
– Đau dữ dội làm gián đoạn cuộc sống (không thể đi học, đi làm,…).
– Các triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới như chảy máu, khí hư chuyển màu,…
– Đau bụng kinh xuất hiện sau tuổi 25 (nhất là ở những phụ nữ đã lập gia đình và có con).
Đau bụng kinh nên làm gì?
Thống kinh thường được điều trị bằng thuốc với những thuốc giảm đau kê đơn kết hợp thuốc điều hòa nội tiết. Với những trường hợp nhỏ tuổi, các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân và cha mẹ một số phương pháp giảm đau đơn giản.
Giảm đau bụng kinh bằng thuốc
Các thuốc giảm đau bụng kinh chủ yếu có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung. Và ức chế hoạt động co bóp. Thuốc được sử dụng phổ biến nhất thường chứa progestagen – chất nguyên hóa của progesterone. Có tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin.
Nếu nguyên nhân đau bụng kinh là do tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh chống viêm để điều trị bệnh.
Phẫu thuật phụ khoa
Phẫu thuật phụ khoa được chỉ định khi đau bụng kinh xuất phát từ:
– U xơ tử cung,
– Lạc nội mạc tử cung
– Dính buồng tử cung
Việc phẫu thuật loại bỏ tác nhân gây bệnh có thể giúp thuyên giảm các cơn đau một cách nhanh chóng. Mà bệnh nhân không cần sử dụng thuốc điều trị.
Thay đổi thói quen sống
Đối với những bé gái/ bạn nữ trẻ tuổi bị đau bụng kinh nguyên phát. Bác sĩ có thể khuyến cáo bệnh nhân thực hiện một số biện pháp liên quan đến thói quen sống, bao gồm:
– Hạn chế uống nước lạnh, trong những ngày hành kinh nên uống nước ấm.
– Chườm ấm vùng bụng để làm giảm cơn co tử cung.
– Hạn chế ăn đồ chua. Có thể nhấm nháp chút chocolate giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
– Uống nước đường đỏ hoặc nước gừng để làm ấm cơ thể.
– Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. Để giúp ích cho quá trình lưu thông máu
– Ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau bụng kinh. Thống kinh là tình trạng khá phổ biến. Và hầu hết các trường hợp đều không gây hại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không giảm thì bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Tiền sản giật có nguy hiểm không?
Tiền sản giật là biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong thai kỳ. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé! Tiền sản giật có nguy hiểm hay không? Khái quát về […]
Đa nang buồng trứng nên và không nên ăn gì?
Buồng trứng đa nang nên ăn gì và kiêng ăn gì để có thai tự nhiên là câu hỏi của nhiều chị em. Cùng DoLife tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây! Vai trò của dinh dưỡng với người đa nang buồng trứng Có tới 70% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]