Đau bụng dưới bên phải: Cần thận trọng! 

06/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nếu như bạn thường xuyên gặp tình trạng đau bụng dưới bên phải (những cơn đau ở vùng chậu hoặc ổ bụng), đừng chủ quan! Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh lý nguy hiểm liên quan đến ổ bụng và vùng chậu.

Tổng quát về tình trạng đau bụng dưới bên phải 

Trước đây, tình trạng này thường được xem là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Do vùng bụng dưới bên phải là vị trí của một số cơ quan như: Manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải (với nữ giới). Do đó, nếu gặp tình trạng này, bạn cần xác định chính xác đâu là phần bụng dưới bên phải của cơ thể. 

Để chẩn đoán và dễ dàng kiểm soát bệnh, người ta có thể phân chia vùng bụng thành 4 vị trí: Phần tư bên trái, phần tư bên phải, phần tư ở dưới phải và phần tư ở dưới trái. Lưu ý, cách tính được xác định từ dưới xương sườn cho tới vùng mu. 

Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

Đau bụng dưới bên phải cảnh báo những bệnh lý gì? 

Bệnh lý viêm ruột thừa

Đau ở vùng bụng quanh rốn, hoặc đau ở vùng bụng dưới bên phải là một trong những triệu chứng điển hình, cảnh báo sớm bệnh lý viêm ruột thừa

Triệu chứng cơn đau do viêm ruột thừa thường có diễn biến như: Các cơn đau âm ỉ do ở vùng bụng quanh rốn, theo thời gian, đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc ho. 

Nhìn chung, đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ vỡ ruột sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. 

Đau ở vùng bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa.
Đau ở vùng bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa.

Bị viêm bàng quang 

Đau ở vùng bụng bên phải cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang. 

Bên cạnh đó, người bị bệnh viêm bàng quang có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: Vùng trên ở khớp mu bị đau nhẹ, vùng bụng dưới ở bên phải bị đau và căng. Do đó, người bệnh đi tiểu có cảm giác tiểu buốt, nước tiểu có mủ ở cuối bãi và có thể tiểu ra máu, thậm chí là sốt. Đối với phụ nữ, cảm giác đau đớn có thể lan sang âm đạo hoặc niệu đạo. 

Bị viêm đại tràng

Đại tràng nằm ở vùng hố chậu phải, do đó khi có cơn đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu viêm đại tràng. 

Người bị viêm đại tràng có những triệu chứng đau vùng bụng dưới kéo dài hoặc đau nhói, quặn thắt ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, đau ở vùng bụng còn đi kèm với những triệu chứng như rối loạn đại tiện, đi ngoài phân ra máu, có thể đau hậu môn sau khi đại tiện. Khi ấn dọc khung đại tràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau, với những dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, ngủ kém hoặc có thể sốt nhẹ. 

Trường hợp đau bụng nào bắt buộc phải nhập viện điều trị? 

Tốt hơn hết, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu như cơn đau bên phải xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc đi kèm với những triệu chứng như: 

Đau ngực kèm theo hiện tượng khó thở, chóng mặt. 

– Choáng váng và bị ngất. 

– Cảm giác khó nuốt hoặc đau sau khi nuốt. 

– Sốt, vã mồ hôi. 

– Tụt huyết áp, nôn ra máu. 

– Đi tiểu ra phân máu. 

– Bị tiêu chảy nhiều lần, buồn nôn hay nôn liên tục.

– Bụng bị to bất thường.

– Âm đạo bị xuất huyết bất thường. 

– Tiểu gắt buốt, tiểu đục hoặc tiểu ra máu. 

– Sụt cân một cách bất thường.

Điều trị hoặc giảm đau như thế nào khi bị đau ở bụng dưới bên phải? 

Nhìn chung, triệu chứng đau ở vùng bụng dưới bên phải đều có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng với cơ thể. Nếu như con đau của bạn xuất hiện bất thường, có dấu hiệu lặp đi lặp lại, hãy tìm đến bác sĩ để có thể được thăm khám, điều trị và chẩn đoán sớm. 

Theo chuyên gia y tế, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định phụ thuộc vào nguyên nhân của cơn đau. Ví dụ, với những cơn đau thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau để giảm nhẹ cơn đau. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị làm cải thiện các triệu chứng như đầy hơi và chướng bụng. 

Nếu như cơn đau kéo dài và là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng… Lúc đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng ngừa đau bụng bên phải như thế nào? 

Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau bụng ở bên phải có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng việc thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Một số phương pháp hữu ích có thể được các chuyên gia khuyến khích áp dụng như: 

– Uống thật nhiều nước để tránh nguy cơ bị bệnh táo bón. 

– Hình thành những thói quen giúp việc đi đại tiện trở nên đều đặn hơn. 

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ chất xơ thông qua trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt… để hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn luôn khỏe mạnh. 

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh việc ăn quá nhiều trong 1 bữa chính khiến hệ tiêu hóa gặp áp lực. 

– Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn nhằm ngăn ngừa táo bón, hội chứng căng thẳng và tăng cường phát triển cơ bụng. 

– Di chuyển và vận động một cách cân nhắc, an toàn để tránh bị chấn thương ở vùng bụng. 

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn nhằm ngăn ngừa táo bón, hội chứng căng thẳng và tăng cường phát triển cơ bụng. 
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn nhằm ngăn ngừa táo bón, hội chứng căng thẳng và tăng cường phát triển cơ bụng.

Tốt hơn hết, khi có hiện tượng đau bụng dưới bên phải, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra đúng cách. Lưu ý, tránh tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau bởi nó có thể dẫn đến tình trạng gia tăng tần suất cơn đau, từ đó kéo dài thời gian điều trị bệnh. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]