Đái tháo nhạt trung ương: Những điều cần biết!

06/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đái tháo nhạt trung ương là tình trạng gây tiểu nhiều, khát nước nhiều, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tổng quát về đái tháo nhạt trung ương 

Đái tháo nhạt trung ương là bệnh lý về rối loạn về khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Lúc đó, thận của người bệnh sẽ không còn khả năng giữ nước và biểu hiện đi tiểu sẽ gây mất nước trong cơ thể. Do vậy, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, nước tiểu có màu loãng, dễ bị rơi vào tình trạng mất nước, làm nồng độ Kali và Natri tăng cao, từ đó dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng nước, điện giải. 

Nhìn chung, đây là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1:25000 người, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó bao gồm cả phụ nữ mang thai.

Đái tháo nhạt trung ương là bệnh lý về rối loạn về khả năng cân bằng nước trong cơ thể.
Đái tháo nhạt trung ương là bệnh lý về rối loạn về khả năng cân bằng nước trong cơ thể.

Những dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh lý là gì? 

Hầu hết những trường hợp đái tháo nhạt đều xảy ra ở giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, đái tháo nhạt trung ương là một trong những thể bệnh lạ, có thể xuất hiện sớm hơn từ những năm đầu đời. 

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, đái tháo nhạt trung ương có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài vĩnh viễn. Các dấu hiệu cũng như triệu chứng của đái tháo nhạc thường xuất hiện đột ngột, tiến triển một cách nhanh chóng, như: 

– Đi tiểu nhiều: Tiểu khoảng hơn 3 lít/ngày (triệu chứng đa niệu), có khi ít hơn. Nước tiểu loãng như nước lã, bệnh nhân thường xuyên phải thức dậy để tiểu đêm hoặc tiểu ngay khi ngủ. 

– Bệnh nhân thường xuyên khát nước, thích uống đồ uống lạnh.

– Cơ thể bị mất nước. 

– Sức khỏe yếu dần, thường xuyên bị đau cơ.

– Dễ trở nên cáu kỉnh. 

– Da trở nên khô hơn

Đáng chú ý, khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu như: Khát nước quá mức, cơ thể mệt mỏi, cảm giác uể oải, chóng mặt, lú lẫn, buồn nôn và mất dần ý thức… 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khi bị đái tháo nhạt trung ương sẽ có một số triệu chứng phổ biến như: Thường xuyên phải thay tã do bị đái dầm, sốt li bì, nôn mửa, bệnh táo bón, giảm cân nghiêm trọng dẫn đến chậm tăng trưởng.

Bệnh nhân thường xuyên khát nước, thích uống đồ uống lạnh.
Bệnh nhân thường xuyên khát nước, thích uống đồ uống lạnh.

Những nguyên nhân đái tháo nhạt trung ương 

ADH giúp thận cô đặc nước tiểu, nên nếu lượng ADH tiết ra ít hơn thì nước tiểu ra khỏi cơ thể cũng làm giảm lượng AHD lưu hành ở trong máu. Theo chuyên gia, những nguyên nhân chủ yếu là do: 

– Chấn thương ở đầu.

– Có khối u lành tính hoặc ác tính ở trong não hoặc tuyến yên. 

– Phẫu thuật não ở vùng xung quanh tuyến yên hoặc ở vùng dưới đồi.

– Mắc bệnh thiếu oxy não hoặc do bị thiếu máu nặng. 

– Đái tháo nhạt vô căn (các tế bào ở vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương và từ đó dừng sản xuất AHD) do các bệnh tự miễn gây ra. 

– Các bệnh lý nhiễm trùng như: Viêm não hay viêm màng tủy. 

Gan nhiễm mỡ cấp ở người có thai.

– Do di truyền (hiếm gặp). 

– Một số bệnh lý u hạt như: Sarcoidosis, bệnh u hạt Wegener, bệnh mô bào X. 

– Một số bệnh lý về mạch máu não như: Túi phình mạch máu não, hội chứng Sheehan, hay tai biến mạch máu não.

– Một số loại bệnh bẩm sinh như bất thường ở đường giữa sọ mặt hay loạn sản vách ổ mắt.

– Bệnh vô căn, chiếm khoảng từ 30 đến 40% các trường hợp.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai cũng có thể xuất hiện tình trạng đái tháo nhạt, do nhau thai tiết ra chất vasopressin làm tăng độ phân hủy AVP, từ đó gây giảm AVP.

Cách điều trị đái tháo nhạt trung ương thế nào? 

Điều trị đái tháo nhạt trung ương chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước tiểu cũng như mức độ nặng của triệu chứng (có thể đái tháo nhạt một phần hoặc toàn phần). 

– Nếu lượng nước tiểu từ 2 đến 5 lít/ngày, bệnh nhân sẽ phải uống một lượng nước để bù lại cho lượng nước tiểu đã mất đi. Lúc này, bệnh nhân sẽ không cần phải điều trị bằng thuốc. Người bệnh nên ăn ít muối, cũng như ít thực phẩm chứa protein để làm giảm khả năng tăng natri trong máu. 

– Nếu như lượng nước tiểu trên 5 lít/ngày, bệnh nhân lúc này sẽ cảm thấy rất khó chịu với các triệu chứng do đái tháo nhạt gây ra. Lúc này, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Hiện tại, mục đích của điều trị đái tháo nhạt bằng thuốc là giúp bệnh nhân giảm hiện tượng tiểu đêm và có thể ngủ được. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc nhằm kiểm soát lượng nước tiểu cho người bệnh. Loại thuốc được sử dụng chủ yếu là desmopressin ở dạng viên uống hoặc ở dạng xịt vào niêm mạc mũi. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Lưu ý, mặc dù được đánh giá an toàn, tuy nhiên thuốc vẫn có thể mang lại những tác dụng phụ như: Đau đầu, đau bụng, chảy nước mũi hay nghẹt mũi, nôn ói, hạ natri máu. Những triệu chứng của hạ natri có thể là đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn ói, thay đổi về mặt tri giác.

Thăm khám với bác sĩ sớm để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.
Thăm khám với bác sĩ sớm để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa bệnh lý đái tháo nhạt trung ương thế nào?

Hiện nay, các chuyên gia đánh giá chưa có phương pháp phòng ngừa đái tháo nhạt trung ương. Bởi đây là bệnh lý di truyền do bất thường về gen hoặc hậu quả do những bệnh lý khác. 

Với những đối tượng có yếu tố nguy cơ phát triển bệnh nên đi khám nếu như xuất hiện các triệu chứng gợi ý như tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều. 

Trên đây là những thông tin về bệnh lý đái tháo nhạt trung ương. Có thể nói, đây là bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên lại dẫn đến nhiều triệu chứng phiền toái gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]