Cúm mùa: Những điều cần biết 

02/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Không ít người lầm tưởng cúm mùa với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, bạn có biết, bệnh lý này thường gây ra hơn 9 đến 45 triệu ca mắc mỗi năm trên toàn thế giới, với tỷ lệ tử vong khoảng hơn 61000 trường hợp. Vậy đâu là dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

Khái quát về bệnh cúm mùa 

Cúm mùa là một nhiễm virus cấp tính tuýp A, B hoặc C gây ra. Không chỉ mang tốc độ lây lan nhanh chóng, cúm còn có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh phải có ý thức điều trị nhanh chóng ngay từ khi thời điểm các dấu hiệu của bệnh lý mới khởi phát. 

Bất cứ ai cũng có thể bị cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm rất cao, có thể lên tới khoảng 90% cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người già, trẻ em, hoặc người mắc các bệnh nền mạn tính như: Bệnh tim mạch, huyết áp, các bệnh lý về thận, bệnh thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy giảm. 

Cúm mùa là một nhiễm virus cấp tính tuýp A, B hoặc C gây ra.
Cúm mùa là một nhiễm virus cấp tính tuýp A, B hoặc C gây ra.

Cao điểm của bệnh lý cúm mùa tại Việt Nam rơi vào khi nào? 

Cúm mùa lưu hành quanh năm nhưng chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định tùy thuộc vào từng khu vực địa lý. Nhiều nghiên cứu từ chuyên gia cho thấy virus cúm thường lây lan trong không khí một cách dễ dàng, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện đổ ẩm và nhiệt độ thấp. Do đó, nhìn chung dịch cúm mùa sẽ có thể rơi vào khoảng tháng 3-4 hoặc tháng 9-10 hàng năm. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thay tiết thay đổi thất thường sẽ kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng sẽ là điều kiện thuận lợi để virus cúm mùa phát triển và dễ lây lan. 

Do đó, vào thời điểm xuất hiện dịch cúm mùa chúng ta cần hết sức chú ý, đặc biệt là đề phòng biểu hiện của các bệnh cúm ác tính. Các bệnh cúm ác tính thông thường có thể gây tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường là trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngoài ra các biểu hiện cúm ác tính cũng khá tương đồng với cúm thông thường, do đó có thể gây tổn thương phủ tạng. Bất cứ ai cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt là hiện tại khi thời điểm dịch cúm đang bùng phát. 

Hướng dẫn phân biệt các chủng cúm mùa 

Cúm mùa được chia làm 4 chủng, bao gồm: Cúm A, cúm B, cúm C và cúm D. 

Cúm A

Tỷ lệ mắc cúm A chiếm đa số trong tổng số các ca nhiễm hàng năm, ước tính lên tới khoảng 75%. Cúm A có khả năng tạo thành đại dịch bởi chủng này có khả năng biến đổi thành các chủng khác từ mùa dịch này đến mùa dịch khác. Đây cũng là lý do chuyên gia khuyến cáo cần phải tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm để đối phó với chủng cúm lưu hành mỗi năm. 

Cúm B 

Cúm B là chủng cúm phổ biến, ít nguy hiểm hơn so với cúm A. Nhìn chung, virus cúm B rất lành tính, đa phần người bệnh có thể khỏi bệnh sau vài ngày nghỉ ngơi.

Cúm C

Cúm C là loại cúm ít gặp và thường nhẹ hơn hẳn so với cúm A, cúm B. Cúm C cũng có ít triệu chứng lâm sàng và giống như cúm B, chúng thường không có khả năng gây đại dịch. Virus cúm C cũng thường gây bệnh ở đường hô hấp trên, hiện tại chưa có thuốc để ngăn ngừa chủng virus này. 

Cúm D

Virus cúm D thường lây nhiễm cho lợn, gia súc, hiện chưa phát hiện trường hợp lây lan ở người. Các trường hợp nhiễm virus D thường rất hiếm gặp so với những loại còn lại. Virus cúm D có đến 7 đoạn RNA và mã hóa 9 protein. Trong khi đó, virus cúm loại A,B có 8 đoạn RNA và thường mã hóa ít nhất là 10 đoạn protein. 

Triệu chứng của bệnh cúm mùa là gì?

Nhìn chung, những triệu chứng của bệnh cúm thường xảy ra rất đột ngột. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này thường bao gồm: 

– Sốt, hoặc cảm giác ớn lạnh 

– Đau nhức, khó chịu cơ thể

– Bị nhức đầu 

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

– Ho nhiều, đau họng, chảy nước mũi và nghẹt mũi dữ dội 

– Ở một số trường hợp người bệnh bị cúm có thể xuất hiện mệt mỏi và bệnh tiêu chảy (điển hình là ở trẻ em) 

Nhìn chung, không phải tất cả những người bị cúm đều có đầy đủ các biểu hiện cúm kể trên. Điều nguy hiểm nhất là khoảng 75% trường hợp nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cúm cũng thường giới hạn ở đường hô hấp trên.

Sốt, hoặc cảm giác ớn lạnh là một trong những triệu chứng của ốm mùa.
Sốt, hoặc cảm giác ớn lạnh là một trong những triệu chứng của ốm mùa.

Cúm mùa điều trị như thế nào? 

Thông thường, cúm mùa có thể tự khỏi sau khoảng từ 5 đến 7 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân bị cúm mùa không thuộc nhóm có nguy cơ cao chỉ cần tập trung điều trị làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý vẫn cần đảm bảo tách biệt với cộng đồng để làm giảm nguy cơ lây nhiễm. 

Đối với trường hợp bệnh nhân bị cúm nặng hoặc có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng cần được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Các loại thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm thiểu những triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng của cúm. Chuyên gia khuyến cáo rằng, thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất nếu như bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc ở thời điểm muộn hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai

Lưu ý, đối với những trường hợp triệu chứng cảm cúm kéo dài, người bệnh cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử trí kịp thời. 

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh cúm bằng cách tiêm phòng vắc xin
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh cúm bằng cách tiêm phòng vắc xin

Hiện nay, tiêm phòng được xem là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả nhất. Vắc xin ngừa cúm có khả năng tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm. Do đó, bạn có thể phòng ngừa bệnh lý bằng cách tiêm vắc xin từ sớm để bảo vệ sức khỏe.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]