Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

17/07/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chửa trứng là bệnh gì?

Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. Đây là một dạng bệnh lý thai nghén. Trong đó mô phát triển bất thường trong tử cung và không thể phát triển thành một thai nhi bình thường. Bệnh chửa trứng có thể chia thành hai loại chính:

Chửa trứng toàn phần (Complete molar pregnancy): 

Trong trường hợp này, không có thai nhi hình thành. Thay vào đó, các tế bào trong tử cung phát triển thành một khối tế bào bất thường giống như một chùm nho.

Chửa trứng bán phần (Partial molar pregnancy): 

Trong trường hợp này, có thể có một phần thai nhi phát triển, nhưng nó không thể sống sót. Tình trạng này xảy ra khi một trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng. Từ đó dẫn đến dư thừa vật liệu di truyền và phát triển bất thường.

Phân loại các dạng chửa trứng

Yếu tố nào dẫn đến hình thành thai trứng?

Hiện nay, y học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến thai trứng, chỉ xác định được các yếu tố ảnh hưởng dưới đây:

– Trong quá trình thụ tinh có sự sai sót của yếu tố di truyền dẫn đến bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. 

– Phụ nữ mang thai muộn sau 40 tuổi hoặc mang thai sớm dưới 20 tuổi

– Phụ nữ trải qua việc sinh đẻ nhiều lần, có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường, bất thường ở dạ tử cung

Dinh dưỡng không đầy đủ: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin A… làm tăng tỷ lệ thai trứng

Chửa trứng có nguy hiểm không?

Thai trứng đa số là lành tính. Tuy nhiên trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm:

– Băng huyết: Do trứng bị sảy gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

– Xâm lấn gây thủng tử cung: Do trứng ăn sâu vào cơ tử cung. Từ đó gây thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu ổ bụng.

– Ung thư: Ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

Thai trứng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Triệu chứng điển hình khi chửa trứng

Triệu chứng cơ năng:

– Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.

– Rong huyết: Đây là triệu chứng quan trọng đầu tiên, chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.

– Nghén nặng: Gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.

– Bụng to nhanh.

– Không thấy thai máy.

Triệu chứng thực thể:

– Toàn thân mệt mỏi, biểu hiện thiếu máu. Có thể nhiễm độc thai nghén. Đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng.

– Tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ trường hợp chửa trứng thoái triển).

– Không sờ được phần thai.

– Không nghe được tim thai.

– Nang hoàng tuyến xuất hiện trong 25-50%, thường gặp cả 2 bên.

– Khám âm đạo có thể thấy nhân di căn âm đạo, to bằng đầu ngón tay, màu tím sẫm, thường ở thành trước, dễ vỡ gây chảy máu

– Có thể có dấu hiệu tiền sản giật (10%)

– Có thể có triệu chứng cường giáp (10%): Nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán thai trứng bằng cách nào?

Siêu âm có thể phát hiện thai trứng

Bệnh chửa trứng thường được chẩn đoán thông qua:

– Siêu âm: Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy sự phát triển bất thường của mô trong tử cung.

– Xét nghiệm máu: Nồng độ hormone hCG (human chorionic gonadotropin) thường cao hơn bình thường trong trường hợp chửa trứng.

Điều trị bệnh chửa trứng

Điều trị bệnh chửa trứng thường bao gồm:

– Hút nạo tử cung: Thủ thuật này được thực hiện để loại bỏ mô bất thường khỏi tử cung.

– Theo dõi: Sau khi loại bỏ mô, nồng độ hCG sẽ được theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng toàn bộ mô bất thường đã được loại bỏ và không còn phát triển.

– Điều trị hóa chất: Trong một số trường hợp, nếu có dấu hiệu của bệnh tro bào dai dẳng hoặc ung thư tro bào, điều trị bằng hóa chất có thể cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng lo ngại trong thai kỳ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]