Chữa bệnh còi xương như thế nào để hiệu quả?

25/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Còi xương là bệnh lý ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ còi xương ở trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi là khoảng 10%. Làm sao để chữa bệnh còi xương cho trẻ hiệu quả? Ba mẹ  lưu ngay các giải pháp trong bài viết!

Chữa bệnh còi xương như thế nào?
Chữa bệnh còi xương như thế nào?

Bệnh còi xương

Còi xương là tình trạng loạn dưỡng xương, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Còi xương khởi phát do thiếu vitamin D, các khoáng chất cần thiết: Phốt-pho, Can-xi… trong cơ thể.

Còi xương cũng thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn thiếu niên hay mẹ bầu.

Nguyên nhân

Vitamin D, canxi và phốt-pho là những thành phần chính tham gia quá trình tạo xương. Sự thiếu hụt hàm lượng các chất này trong máu sẽ khiến cơ thể lấy các dưỡng chất từ xương để nuôi hoạt động sống, từ đó gây ra tình trạng còi xương. Theo thống kê, đa phần trường hợp còi xương có nguồn gốc từ tình trạng thiếu hụt vitamin D của cơ thể.

Thực tế, có tới 80% lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể là từ ánh nắng mặt trời, còn 20% là từ thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Việc trẻ được bao bọc quá kỹ, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến trẻ thiếu hụt vitamin D, dẫn đến còi xương.

Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin K2, D3 cũng khiến xương phát triển không bình thường, còi xương. Nguyên nhân do K2 đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển canxi tạo xương, còn D3 là vitamin tham gia vào sự chuyển hóa xương. 

Một số trường hợp khác, còi xương diễn ra do ảnh hưởng từ các bệnh như: Celiac, viêm đường ruột, xơ nang, bệnh lý về thận… do cơ thể gặp vấn đề về việc tự tổng hợp và chuyển hóa vitamin D, phốt-pho và canxi thành xương.

Dấu hiệu nhận biết

Quan sát bằng mắt thường, khi mắc còi xương, người bệnh thường có một số dấu hiệu:

– Thường xuyên đổ nhiều mồ hôi về đêm, ngủ hay bị giật mình

– Xuất hiện bướu đỉnh, bướu trán trên đầu

– Men răng kém, dễ sâu răng

– Chán ăn, suy dinh dưỡng

– Tụt canxi, nôn mửa, co giật

Với trẻ nhỏ bị còi xương, ba mẹ có thể quan sát thấy các tình trạng:

– Trẻ bị rụng tóc gáy, rụng tóc vành khăn

– Đầu bẹp về phía sau, xương sọ mềm, méo mó, vẹo sang một bên

– Bờ thóp mềm, thóp chậm liền, chồng khớp sọ

– Chậm phát triển về vận động so với trẻ cùng trang lứa

– Xương chi cong, chân cong hình chữ O, chữ X, vòng cổ tay, cổ chân

– Hay giật mình, ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc

– Chiều tối hoặc ban đêm, trẻ thường cảm thấy đau nhức xương dài

– Thấp bé, nhẹ cân

Dấu hiệu nhận biết còi xương
Dấu hiệu nhận biết còi xương

Biến chứng

Còi xương là tình trạng thường thấy ở trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Dị tật xương, mất xương vĩnh viễn

– Khiếm khuyết răng miệng, răng mọc thiếu

– Cột sống cong vẹo, bất thường

– Chậm phát triển về thể chất và trí tuệ

– Bị bệnh động kinh

Cách chữa bệnh còi xương

Để chữa còi xương, người bệnh cần được cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo:

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn cần được bổ sung 400IU vitamin D/ngày

– Trẻ bú mẹ và sử dụng sữa công thức (dưới 1 lít/ngày) cần được bổ sung 400IU vitamin D/ngày. Trẻ sử dụng trên 1 lít sữa/ngày không cần bổ sung vitamin D.

– Người từ 19 – 70 tuổi cần bổ sung 600 IU vitamin D/ngày.

– Người trên 70 tuổi cần bổ sung 800 IU vitamin D/ngày.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần tiêu thụ lượng vitamin D cao hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung vitamin D giúp chữa còi xương hiệu quả cho trẻ
Bổ sung vitamin D giúp chữa còi xương hiệu quả cho trẻ

Chế độ sinh hoạt

Với trẻ nhỏ bị còi xương, ba mẹ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt của con. Đặc biệt, lưu ý thường xuyên cho trẻ tắm nắng để cơ thể hấp thụ vitamin D. 

Lưu ý:

– Với trẻ sơ sinh, đánh để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bé

– Với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi tắm nắng, nên cho trẻ mặc quần áo và thoa kem chống nắng phù hợp.

– Chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 15 – 30 phút/lần và trước 9h hàng ngày

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần trông coi con cẩn thận, tránh để trẻ chạy nhảy quá sức hay vận động mạnh gây ra tình gãy nứt xương.

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị còi xương nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Bởi vậy, bổ sung vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là điều thiết yếu. Tuy nhiên, cần lưu ý để không lạm dụng, gây dư thừa vitamin D dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm: vôi hóa động mạch, sỏi thận…

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, ba mẹ lưu ý:

– Đảm bảo sự cân bằng 4 nhóm chất đạm – béo – tinh bột – vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày

– Bổ sung một cách phù hợp các món ăn chứa vitamin D, canxi, phốt-pho, sắt, kẽm để tránh thiếu hụt hay dư thừa

– Ưu tiên chất béo từ dầu, mỡ để tăng khả năng hấp thụ vitamin D

– Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cách phòng tránh còi xương

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng tránh còi xương hiệu quả cho trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi với những loại thực phẩm: đậu, ngũ cốc, rau xanh, chế phẩm từ sữa, nước cam, hạnh nhân…

– Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D tự nhiên hiệu quả.

– Phòng ngừa còi xương cho con ngay từ trong thai kỳ bằng việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể của mẹ trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

– Hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ

– Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để kích thích quá trình hình thành xương, tạo sự chắc khỏe cho xương khớp.

Hi vọng những chia sẻ chi tiết về cách chữa bệnh còi xương hiệu quả trong bài viết hữu ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin.

Nếu còn những thắc mắc về sức khỏe, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]