Chảy máu lâu cầm: Nguyên nhân và cách điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Như bình thường, khi có vết thương trên da hoặc niêm mạc, cơ thể sẽ ngay lập tức xảy ra những phản ứng đông cầm máu. Tuy nhiên, khi quá trình đông máu rối loạn có thể dẫn đến tình trạng chảy máu lâu cầm, hay còn gọi máu loãng. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng này thông qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu lâu cầm 

Thế nào là quá trình đông máu?

Đông máu là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể với sự tham gia của tiểu cầu hay các yếu tố đông máu để hạn chế tình trạng mất máu gây ảnh hưởng đến huyết áp, tuần hoàn hay thậm chí là tính mạng của người bệnh. 

Quá trình đông máu sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn như sau: 

– Mạch máu co lại: Khi có tổn thương gây mất máu, các mạch máu nhỏ tại chỗ sẽ có hiện tượng co nhỏ giúp hạn chế lưu lượng máu đến những khu vực bị ảnh hưởng đồng thời hạn chế lượng máu bị chảy ra ngoài. 

– Những hoạt động của tiểu cầu: Ở vị trí thành mạch bị tổn thương sẽ xuất hiện các tín hiệu hóa học nhằm thu hút tiểu cầu đến để kết dính lại với nhau. 

– Hoạt động của protein ở trong máu: Các protein có yếu tố đông máu sẽ kích thích sản xuất fibrin, đây là chất mạnh và giống như sợi tạo thành cục máu đông fibrin. 

– Tan máu đông (hay còn gọi tiêu sợi huyết): Hiện tượng sau khi cục máu đông lấp kín vùng mạch máu bị tổn thương bị sẹo hóa, sau đó sẽ tan ra để lòng mạch được thông thoáng. Từ đó, mạch máu tiếp tục được tuần hoàn nhằm đảm bảo việc nuôi dưỡng tổ chức ở bên dưới của vùng bị tổn thương. 

Như thế nào là chảy máu lâu cầm?

Như đã đề cập ở trên, chảy máu kéo dài là hiện tượng quá trình đông máu diễn ra không theo sinh lý bình thường, có thể là do thiếu hụt về tiểu cầu hay các yếu tố đông máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí, mức độ nông sâu của vết thương mà lượng máu chảy hay thời gian cầm máu sẽ khác nhau. Do đó, rất khó để có thể xác định được ngưỡng thời gian cụ thể của triệu chứng này.

Chảy máu lâu cầm là hiện tượng quá trình đông máu diễn ra không theo sinh lý bình thường, có thể là do thiếu hụt về tiểu cầu hay các yếu tố đông máu
Chảy máu lâu cầm là hiện tượng quá trình đông máu diễn ra không theo sinh lý bình thường, có thể là do thiếu hụt về tiểu cầu hay các yếu tố đông máu

Những nguyên nhân của tình trạng chảy máu khó cầm là gì? 

Theo chuyên gia, nguyên nhân chảy máu có thể do nhiều yếu tố thúc đẩy. Trong đó, yếu tố điển hình có thể là do thuốc hay những loại thực phẩm mà bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, một số loại bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu như: 

– Do suy giảm tiểu cầu 

Các bệnh lý gây giảm tiểu cầu như: Xuất huyết, suy tủy xương, bạch cầu cấp.. đều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu lâu cầm.

– Do những bệnh lý gan mật 

Các yếu tố làm đông máu chủ yếu là do protein được sản xuất ở gan. Do đó những bệnh lý về gan, đặc biệt là bệnh xơ gan sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu lâu cầm vượt trội. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị xơ gan, chảy máu đường tiêu hóa có thể dẫn tới vỡ dãn tĩnh mạch thực quản. 

– Do thiếu vitamin K 

Vitamin K là một trong những thành phần quan trọng nhằm kích hoạt các yếu tố đông máu. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin K có thể kể đến như sử dụng kháng sinh kéo dài, hội chứng kém hấp thu ở ruột, rối loạn tiêu hóa… 

Biện pháp chẩn đoán tình trạng chảy máu lâu cầm là gì? 

Khai thác về tiền sử bệnh 

Bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử các bệnh lý về máu di truyền trong gia đình cũng như tiền sử dịch tễ tại địa phương đang sinh sống với bệnh sốt xuất huyết hay tiền sử sử dụng các loại thuốc hiện tại. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành hỏi thêm về tình trạng chảy máu, thăm khám điểm xuất huyết trên da và niêm mạc đồng thời tìm kiếm vị trí xuất hiện của nội tạng (nếu có).

Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như: 

– Xét nghiệm công thức máu để đánh giá về số lượng tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu (nếu như có bị nhiễm trùng máu). 

– Xét nghiệm thời gian đông máu, như chỉ số PT hoặc INR để xác định bệnh nhân có bị chảy máu kéo dài hay không. 

– Xét nghiệm chức năng gan để chẩn đoán bệnh nhân có bị suy chức năng gan qua những chỉ số như Albumin, protein huyết thanh, AST, ALT, GGT…

Xét nghiệm công thức máu để đánh giá về số lượng tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu (nếu như có bị nhiễm trùng máu). 
Xét nghiệm công thức máu để đánh giá về số lượng tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu (nếu như có bị nhiễm trùng máu).

Chẩn đoán bằng kỹ thuật chụp ảnh 

Với những trường hợp chảy máu khó cầm ở cơ quan nội tạng thì bắt buộc phải sử dụng đến một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: 

– Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Nếu như trường hợp nghi ngờ có xuất huyết não. 

– Nội soi tiêu hóa: Khi người bệnh có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài thấy phân có máu trong bệnh loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản… 

Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp hiện tượng chảy máu lâu cầm

Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu nhiều, liên tục và kéo dài, cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản như: 

– Bước 1: Đưa bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi an toàn, sạch sẽ. 

– Bước 2: Dùng nước sạch để vệ sinh vết thương nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý hoặc những loại nước sát khuẩn. 

– Bước 3: Sử dụng gạc vô khuẩn, vải sạch hoặc quần áo sạch băng ép chặt lấy vết thương nhằm cầm máu. 

– Bước 4: Nhanh chóng gọi cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 

Chú ý sơ cứu đúng cách khi gặp hiện tượng chảy máu
Chú ý sơ cứu đúng cách khi gặp hiện tượng chảy máu

Nhìn chung, tình trạng chảy máu lâu cầm cần đặc biệt chú ý. Mức độ nghiêm trọng sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố làm bệnh nhân dễ bị chảy máu hơn như là thuốc đang được sử dụng hoặc bệnh lý nền. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]