Celiac (Không dung nạp Gluten): Dấu hiệu, cách điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Celiac (Không dung nạp Gluten) là bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến việc giảm khả năng dung nạp với gluten. Người mắc bệnh chiếm tỷ lệ từ 0,3% đến 1,25% dân số cả thế giới. Để biết thêm chi tiết về bệnh, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây! 

Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten) là bệnh gì? 

Bệnh Celiac (Hay còn được biết đến với tên gọi Không dung nạp Gluten) là bệnh gây ra do phản ứng với gluten, cơ thể mất khả năng hấp thu các thực phẩm có chứa gluten). Gluten là các protein khác nhau có thể được tìm thấy trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác nhau như là lúa mạch hay lúa mạch đen. 

Bệnh không dung nạp Gluten dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Bệnh có thể có ở nhiều độ tuổi khác nhau, có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi còn nhỏ và thường liên quan đến những loại bệnh lý tự miễn như là tiểu đường type 1, viêm tuyến giáp tự miễn… 

Thông thường việc điều trị bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống. Bệnh có thể kiểm soát bằng việc tuân thủ chế độ ăn uống không có gluten. Việc áp dụng chế độ ăn này có thể mang lại một số phiền toái, tuy nhiên nếu không tuân thủ, người bệnh có nguy cơ tái phát. 

Celiac (Không dung nạp Gluten) là bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến việc giảm khả năng dung nạp với gluten.
Celiac (Không dung nạp Gluten) là bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến việc giảm khả năng dung nạp với gluten.

Những triệu chứng điển hình của bệnh Celiac là gì? 

Theo các chuyên gia về sức khỏe, những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac có thể bao gồm: 

Tiêu chảy, đi tiêu phân có màu xám ở dạng lỏng hoặc dạng hơi lỏng, có mùi hôi, có bọt. 

– Sụt cân nghiêm trọng. Ở trẻ nhỏ có hiện tượng chậm lớn, chậm phát triển. 

– Bụng thường xuyên cảm thấy chướng, hay bị đầy hơi. 

– Loét miệng, và mệt mỏi, yếu người. 

– Cơ thể xanh xao, bị phát ban và bị chuột rút. 

Nhìn chung, người lớn mắc bệnh thường có ít triệu chứng hơn so với trẻ em, do đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng biện pháp xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra tình trạng thiếu máu bất thường. Ngoài ra, biểu hiện hiếm gặp của bệnh có thể là bị mụn rộp. 

Nếu như trường hợp bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập trong bài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm có phương án điều trị thích hợp. 

Sụt cân nghiêm trọng là dấu hiệu điển hình của bệnh lý.
Sụt cân nghiêm trọng là dấu hiệu điển hình của bệnh lý.

Tìm hiểu những tác nhân gây bệnh lý 

Theo chuyên gia, đây là bệnh lý có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Ví dụ, một thành viên trong gia đình mắc bệnh Celiac, thì có ít nhất khoảng 1/10 thành viên trong gia đình bạn cũng sẽ có khả năng cao mắc bệnh này. 

Bên cạnh đó, bệnh sẽ phát triển khi gặp phải những yếu tố như: 

– Ăn thức ăn có chứa gluten như là lúa mì, lúa mạch, yến mạch… hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và gây tổn thương tại ruột non. 

– Căng thẳng kéo dài, bị stress quá mức. 

– Một số loại bệnh lý như nhiễm trùng đường ruột. 

– Phụ nữ đã từng sinh con hoặc từng làm phẫu thuật. 

GIẢI ĐÁP: Bệnh Celiac – nguy hiểm hay không? 

Bệnh không dung nạp Gluten có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Một số nguy cơ gây bệnh có thể bao gồm: 

– Gluten có thể gây tổn thương niêm mạc ruột non ở những người bị bệnh Celiac. Tình trạng này cũng có thể ngăn cơ thể bạn không hấp thu được những chất dinh dưỡng từ thực phẩm dẫn tới cơ thể dễ bị mệt mỏi. Người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng và hàng loạt các vấn đề khác như là rối loạn đông máu. 

– Tăng nguy cơ ung thư hạch, ung thư biểu mô ở ruột non. 

– Nếu để bệnh kéo dài không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng khác, ví dụ như viêm loét ruột non hay co hẹp ruột non do sẹo. 

Nhìn chung, bệnh Celiac nếu không điều trị lâu ngày sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bằng việc tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh không dung nạp Gluten là gì? 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Celiac

Để chẩn đoán bệnh không dung nạp Gluten, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm các định bệnh nhân có bị thiếu dưỡng chất hoặc có phản ứng với gluten không. 

Bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định triệu chứng đồng thời loại trừ những loại bệnh lý khác. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang đường tiêu hóa nhằm kiểm tra toàn bộ đường tiêu hóa của bạn. 

Các phương pháp điều trị Celiac hiệu quả 

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn nhằm điều trị hiệu quả bệnh lý, như sau: 

–  Xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp, tốt cho sức khỏe 

– Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. 

– Làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ. 

– Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng. Bạn có thể tiếp tục ăn theo chế độ dinh dưỡng của bạn, ngay khi thấy khỏe mạnh hay những triệu chứng khác không xuất hiện.

– Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung được chỉ định và được kê theo toa thuốc. 

Đừng quên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng.
Đừng quên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý Celiac. Theo chuyên gia, bạn nên đi thăm khám ngay nếu những triệu chứng không suy giảm sau khoảng 3 tuần. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]