Cảnh báo những nguy cơ từ viêm đường hô hấp trên ở trẻ

30/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là vấn đề thường gặp. Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng khôn lường cùng nguy cơ tái nhiễm cao. Ba mẹ cẩn trọng ngay!

Thông tin chung về viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường) là một trong hai loại nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông hay khi thời tiết giao mùa. Trung bình, trẻ nhỏ thường mắc viêm đường hô hấp trên từ 5 – 8 lần/năm.

Viêm đường hô hấp trên bao gồm tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên như: mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản. Đây là những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ chủ yếu là do:

– Virus tấn công: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, sởi, một số loại nấm…

– Vi khuẩn tấn công: phế khuẩn cầu, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, liên cầu khuẩn, Haemophilus influenzae tuýp B…

– Dị ứng: dị ứng thời tiết, dị ứng với khói bụi, dị ứng hóa chất…

Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ thường khá rõ ràng và bộc lộ rõ nhất trong 3 – 5 ngày đầu mắc bệnh.

Ba mẹ có thể dễ dàng thấy những dấu hiệu sức khỏe bất thường của trẻ:

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi

– Ho, ho khan, ho có đờm

– Hắt hơi

– Khàn giọng

– Sốt cao, sốt liên tục

– Quấy khóc, mệt mỏi

– Đau nhức người, nhức đầu

– Đau họng

Nguy hiểm từ viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Thông thường, trẻ nhỏ thường bị viêm đường hô hấp trên cấp tính với tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tích cực, phù hợp, bệnh dễ chuyển sang mạn tính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý đơn giản nhưng cần được chăm sóc phù hợp
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý đơn giản nhưng cần được chăm sóc phù hợp

Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Về cơ bản, viêm đường hô hấp trên là bệnh lý điều trị đơn giản, dễ dàng. Tuy nhiên, đây cũng là bệnh có tỷ lệ tái phát cao và dễ gây biến chứng:

– Khó thở, thở nhanh, thở co kéo ngực bụng

– Tím tái môi, móng tay

– Nhịp tim nhanh bất thường

– Tiểu ít/ không tiểu

– Sốt quá cao dẫn đến co giật

– Lờ đờ, ngủ li bì

Bệnh cũng có thể tiến triển thành viêm đường hô hấp dưới:

Viêm phổi

– Viêm phế quản

– Viêm mũi họng, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm VA

– Viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản

– Viêm mũi xoang cấp

– …

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ có lây nhiễm không?

Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý dễ dàng lây lan. Bởi lẽ, virus chính là nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh. Đa phần, các chủng virus gây bệnh đều có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt là khi tiếp xúc gần với người bệnh, dính giọt bắn từ người bệnh do ho, hắt hơi… Ngoài ra, virus cũng tồn tại lâu trên bề mặt đồ vật như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa… 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thường xuyên chạm vào nhiều đồ vật và dùng tay dụi mắt, mũi… Bên cạnh đó, việc sinh hoạt trong không gian hạn chế như trường học, nhà trẻ… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tái mắc ở trẻ.

Mách mẹ cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Tùy vào tình trạng bệnh lý ở trẻ mà ba mẹ có thể cho con điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc

*Với điều trị bằng thuốc, ba mẹ cần chỉ định từ bác sĩ, không tự ý cho con dùng thuốc.

Đa phần trường hợp trẻ mắc viêm đường hô hấp trên là do virus. Thông thường, trẻ sẽ được điều trị với các loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, chống viêm… Với trường hợp trẻ mắc bệnh do vi khuẩn, con có thể được kê thêm kháng sinh và kháng viêm phù hợp.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị bệnh lý không dùng thuốc, ba mẹ căn cứ trên các triệu chứng bệnh để điều trị cho con theo từng triệu chứng.

Điều trị tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi

– Dùng khăn khô mềm để làm thông thoáng mũi cho con.

– Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch mũi rồi dùng bông sạch để làm khô mũi cho trẻ. Lưu ý: Không dùng miệng để hút mũi cho con để hạn chế vi khuẩn từ miệng tấn công trẻ.

Vệ sinh mũi giúp con ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi khó chịu
Vệ sinh mũi giúp con ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi khó chịu

Hạ sốt

– Với trẻ bị sốt từ 37.5 – 38.5 độ C: ba mẹ cho con nghỉ ngơi trong phòng mát, thoáng khí và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Giúp trẻ bù nước bằng việc cho con uống nhiều nước lọc, nước hoa quả… Lau mát cho con bằng khăn ấm, ẩm để giúp hạ nhiệt tốt hơn.

– Với trẻ sốt trên 38.5 độ C: Ba mẹ làm tương tự như trên. Cùng với đó, ba mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt (uống hoặc đặt hậu môn) với liều lượng vừa phù hợp.

Trị ho

Để trị ho cho con, ba mẹ áp dụng ngay những phương pháp dân gian trị ho hiệu quả như: cho con ăn quất hấp với mật ong/ đường kính, uống mật ong pha loãng ấm, uống trà gừng mật ong…

Làm sao để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ?

Viêm đường hô hấp trên không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống của trẻ.

Chủ động phòng bệnh cho con, ba mẹ lưu ý:

– Giữ con không tiếp xúc gần với những người đang bị cảm lạnh, mắc bệnh. Hạn chế để trẻ đến nơi đông người khi số ca mắc đang tăng cao trong cộng đồng. Cho con đeo khẩu trang khi đến nơi đông người

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn. Dạy con các bước rửa tay đúng cách để vệ sinh tay hiệu quả.

– Hướng dẫn trẻ cách hắt hơi, ho, xì mũi đúng cách để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. 

– Cho con dùng riêng đồ dùng cá nhân: khăn mặt, cốc, chén…

– Vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, đảm bảo hạn chế tối đa tác nhân gây bệnh ở trẻ.

– Đảm bảo giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời trở lạnh. Cho con tắm bằng nước ấm, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

– Cho trẻ viêm vắc xin đầy đủ.

Như vậy, viêm đường hô hấp trên không phải là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ. Bệnh xuất hiện và kéo dài trong một vài ngày cùng với các triệu chứng và ít để lại hệ quả xấu. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn không được chủ quan khi chăm sóc con đồng thời cần chủ động có phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]