Tính ngày rụng trứng có thể nói là một trong những kỹ năng quan trọng mà phụ nữ cần biết. Việc tính chính xác ngày rụng trứng sẽ giúp phụ nữ theo dõi thay đổi của cơ thể đồng thời đảm bảo tăng khả năng thụ thai nhanh nhất.
“Mách” bạn cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất
Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Chị em có thể tham khảo cách tính ngày rụng trứng dựa theo 4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt để khả năng thụ thai thành công hơn. Thời điểm lý tưởng cho việc thụ thai là ở giai đoạn thứ 4 (hay còn gọi giai đoạn hoàng thể).
Đây là giai đoạn từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống đột ngột, làm lớp niêm mạc ở tử cung bị bong ra. Khi đó, màu và niêm mạc sẽ thoát ra ngoài qua âm đạo. Việc tính toán ngày rụng trứng giúp chúng ta chủ động hơn trong kế hoạch mang thai một cách an toàn và khoa học.
Tính ngày rụng trứng theo cách tính giờ Ogino – Knauss (Phương pháp kinh nguyệt ổn định)
Phương pháp này bao gồm việc kiêng quan hệ tình dục trong những ngày trước và sau khi rụng trứng.
Để sử dụng chính xác, trước tiên, bạn cần viết chu kỳ kinh nguyệt trong ít nhất khoảng 12 tháng. Sau đó, bạn đếm số ngày kinh nguyệt ngắn nhất và trừ đi 18, tiếp tục lấy số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt dài nhất và trừ đi 11. 2 kết quả này sẽ là giai đoạn kinh nguyệt mà khả năng thụ thai lớn nhất.
Ví dụ: Ngày kinh của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 27, chu kỳ dài nhất là 33. Khi đó thời điểm thụ thai lý tưởng nhất là 27-18=9 (ngày thứ 9) và 33-11=22 (ngày thứ 22) của chu kỳ kinh nguyệt.
Tính ngày rụng trứng theo lịch Chartier (dành cho trường hợp kinh nguyệt không ổn định)
Công thức tính ngày rụng trứng với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều là: Số ngày chênh lệch của chu kỳ cộng vào ngày rụng trứng chuẩn của chu kỳ chuẩn.
Cụ thể, cách tính này được chia làm 3 nhóm như dưới đây:
– Chu kỳ kinh nguyệt từ ngày 26 đến ngày 30, ngày rụng trứng thường xảy ra từ ngày 12 đến 16 (dựa theo ngày rụng trứng chu kỳ chuẩn là 14 và cộng thêm số chênh lệch), khoảng từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 là thời điểm dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Chu kỳ kinh nguyệt ngày thứ 32: Ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (ngày thứ 14+4 ngày chênh lệch)
– Chu kỳ kinh nguyệt từ ngày thứ 35 đến ngày thứ 40: Chu kỳ kinh nguyệt chuẩn là 28 ngày, bạn có thể tính ngày rụng trứng của chu kỳ 35 ngày là ngày thứ 21. Chu kỳ 40 ngày có rụng trứng là 26, từ đó, kết hợp cả 2 sẽ ra thời điểm thụ thai dễ nhất vào khoảng ngày thứ 21 đến ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt từ 35 đến 40 ngày.
Tìm hiểu về những dấu hiệu để nhận biết thời điểm rụng trứng
Ngoài việc tính toán ngày rụng trứng trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu như chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dựa vào dấu hiệu cơ thể khi đến ngày này để xác định:
Dấu hiệu báo hiệu rụng trứng – cơ thể tăng nhiệt
Nếu như bạn sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể vào mỗi sáng khi thức dậy vào một giờ nhất định thì có thể sẽ thấy: Đến ngày rụng trứng, thân nhiệt tăng lên từ 0,3 đến 0,5 độ C. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi trong thời gian dài mới nhìn thấy sự thay đổi, kết quả có thể không chính xác phụ thuộc vào sai số của các thiết bị đo nhiệt.
Dấu hiệu báo rụng trứng – Tăng tiết dịch nhờn
Nếu như đến ngày rụng trứng, hormone sinh dục của nữ tăng lên thì cổ tử cung sẽ tiết ra nhiều dịch nhờn hơn. Dịch nhờn của ngày rụng trứng khác biệt so với dịch âm đạo thông thường, dạng nhờn trong, dẻo giống như là lòng trắng trứng. Ngoài ra , còn có thể 1 số dấu hiệu cơ thể khác như: Vú nở to, vú có cảm giác căng cứng, âm đạo trở nên ẩm ướt…
Dấu hiệu báo rụng trứng – Ham muốn tình dục tăng
Do hormone tăng cao làm tăng dịch tiết nhờn âm đạo, đến ngày rụng trứng, chị em sẽ tăng ham muốn tình dục, có cảm giác muốn gần gũi với chồng nhiều hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu để giúp chị em xác định và thụ thai nhanh chóng.
Dấu hiệu báo rụng trứng – Dùng que thử rụng trứng
Đây là que thử để kiểm tra dựa trên sự biến đổi nồng độ hormone LH trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi nồng độ LH ở trong nước tiểu của phụ nữ đạt đến mức cao nhất thì thời điểm rụng trứng có thể rơi vào khoảng 12 đến 24 tiếng sau.
Khoảng thời gian dễ thụ thai, các cặp vợ chồng quan hệ tình dục thì tỷ lệ đậu thai quá cao hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn nên quan hệ tình dục với tần suất quá dày đặc, điều này có tác dụng ngược làm giảm tinh trùng khiến cho cả 2 mệt mỏi. Do đó, trong giai đoạn rụng trứng, bạn nên quan hệ tình dục với tần suất khoảng từ 1 đến 2 lần là hợp lý.
Cần sinh hoạt vợ chồng như thế nào để dễ thụ thai nhất?
Phụ thuộc vào tần suất
Lời khuyên cho các cặp vợ chồng để tăng khả năng thụ thai là nên sinh hoạt vợ chồng với tần suất khoảng 2 lần đến 3 lần/tuần. Chú ý rằng việc quan hệ tình dục quá nhiều không làm tăng xác suất thụ thai mà còn gây ra tác dụng phụ, làm giảm lượng tinh trùng và khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Thời điểm dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng từ ngày 13 đến ngày 15, giai đoạn này bạn nên quan hệ tình dục từ 1 đến 2 lần nhằm nâng cao khả năng thụ thai.
Một số lưu ý quan trọng trong quá trình sinh hoạt vợ chồng
– Người chồng cần tránh để cho cơ quan sinh dục ở nhiệt độ quá cao, nóng
– Hạn chế hoặc ngừng hẳn việc massage, tắm bồn, xông hơi, hạn chế vận động mạnh
– Chú ý đến sự thay đổi tâm sinh lý của vợ. Bởi như đã đề cập ở trên, bước vào thời kỳ dễ thụ thai, lượng khí hư sẽ tăng lên nhiều, lúc này người vợ cũng sẽ tăng cao ham muốn tình dục.
– Điều trị các bệnh lý về âm đạo trước khi lên kế hoạch mang thai
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp mẹ nắm rõ cách tính ngày rụng trứng để mang thai hiệu quả. Nếu như cần giải đáp thêm thông tin, mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]