Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ

04/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Giao mùa là thời điểm bùng phát bệnh về đường hô hấp trên. Đặc biệt là đối với đối tượng trẻ em có sức đề kháng yếu. Vì vậy, nắm được cách điều trị bệnh đường hô hấp trên giúp bố mẹ có thể chăm sóc thật tốt cho trẻ. Cùng đọc hết bài viết này nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ được chia thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm đường hâp hấp trên do có sức đề kháng yếu

Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra khi có những điều kiện thuận lợi tác động như:

  • Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, áp thấp nhiệt đới
  • Ăn kem, uống nước quá lạnh hoặc nước đá
  • Ngồi, nằm trước luồng gió lạnh của điều hòa nhiệt độ hoặc quạt,…

Dấu hiệu thường gặp đầu tiên của căn bệnh này gồm:

  •  Sốt kèm theo hắt hơi
  • Ho và chảy nước mũi. Cơn ho đôi khi chỉ húng hắng nhưng có khi lại liên tục. 
  • Chảy nước mũi
  • Cảm thấy đau họng khi nuốt, ăn uống.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên mạn tính ở trẻ em

Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên cấp tính không được điều trị hoặc chữa trị không triệt để thì rất dễ chuyển sang thể mạn tính. Dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính gồm:

  •  Rát họng
  • Ho húng hắng
  • Nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm bên trong họng
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể chảy nước mũi thường xuyên ở một hoặc cả hai bên mũi.

Những trẻ bị bệnh VA mạn tính kéo dài do vi khuẩn mủ xanh gây ra thì dịch nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Bên cạnh đó, khi ngủ, bé thường thở bằng miệng do mũi bị ngạt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Virus, vi khuẩn và nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Trong đó, các tác nhân virus, vi khuẩn có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm… 

Ban đầu, chúng thường khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Sau đó biến chứng thành nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:

  • Tình trạng sức khỏe: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
  • Môi trường sống: Người sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm. Nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.

Triệu chứng khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng. Chúng có thể là dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như:

  • Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn. Thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C. Kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
  • Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp. Thông thường ho thường xuất hiện từng cơn. Có thể là ho khan có đờm hoặc không đờm.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp. Một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng. Nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
  • Một số trẻ em bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn. Có chất nhầy màu xanh ở mũi. Trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.
Ho, sốt, sổ mũi, rát họng,… là những triệu chứng điển hình của bệnh VA

Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ

Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Giảm ho
  • Giảm sốt
  • Chống viêm tại chỗ,..

Cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng. Nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh của bé và phải có chỉ định của bác sĩ.

Với các trường hợp biết được căn nguyên gây bệnh do virus gây ra thì hầu hết là sẽ điều trị các triệu chứng bằng những loại thuốc vừa kể trên. Còn trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên thì có thể dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị không dùng thuốc tại nhà

Bạn có thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh bằng những cách làm sau:

Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi:

  • Làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất).
  • Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi. Sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi (không dùng miệng để hút mũi cho bé, vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé). Cuối cùng là dùng tăm bông sạch để làm khô mũi.
  • Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh. Như vậy mới tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống.
  • Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé. Vì có thể dễ gây teo niêm mạc mũi.
  • Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.

Với trẻ bị sốt cao:

  • Nếu trẻ bị sốt ở mức nhiệt từ 37,5 – 38,5 độ C, hãy cho bé nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát. Cho bé uống nhiều nước. Lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Cho bé ăn uống đầy đủ. Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ để theo dõi xem trẻ có sốt không.
  • Với trẻ sốt trên 38.5 độ C: vẫn tiếp tục lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn cho bé bằng nước ấm. Cho bé dùng thuốc hạ sốt loại uống hoặc loại đặt hậu môn (thuốc paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần). Sau 4 – 6 tiếng có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể bé vẫn trên 38.5 độ C.
  • Có thể kết hợp cho bé tắm nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể. Để tránh bị co giật khi sốt quá cao.
Cho trẻ uống một lượng nước nhỏ sau khi vừa ăn xong, đồng thời nên bổ sung chất điện giải để tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
Cho trẻ uống một lượng nước nhỏ sau khi vừa ăn xong, đồng thời nên bổ sung chất điện giải để tránh tình trạng mất nước ở trẻ.

Với các triệu chứng ho:

  • Các bậc cha mẹ cũng có thể cho bé uống một chút mật ong pha loãng. Hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường kính và gừng cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
  • Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.

Trẻ bị nôn:

  • Khi trẻ bị nôn, bạn hãy cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Làm sạch chất nôn ở miệng, mũi, họng,…Nếu trẻ bị nôn nhiều kèm theo mắt trũng, da nhăn nheo, trẻ mệt li bì thì nên mang bé đến ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Nhiều người vẫn lo lắng không biết viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Như vừa nói ở trên, đây là một bệnh thông thường lành tính. Nhưng nếu bạn thấy một trong những triệu chứng sau đây thì hãy đưa bé đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi. Cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
  • Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 – 5 ngày.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về căn bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu còn bất cứ điều gì cần giải đáp, bố mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn kịp thời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]

Cảm cúm và cảm lạnh: Phân biệt như thế nào?

Cảm cúm và cảm lạnh: Phân biệt như thế nào?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh lý có triệu chứng khá giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh thông qua các triệu chứng rất khó bởi hai loại bệnh có chung những dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]